Hàm VLOOKUP là hàm dò tìm theo cột, sẽ trả về giá trị của một ô nằm trên một cột nào đó nếu thỏa mãn điều kiện dò tìm.
Cú pháp: VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])
+ Giá trị để tìm kiếm: Giá trị để tìm kiếm là một Ô và phải có Tên trong vùng dữ liệu tìm kiếm (là Ô mã hàng hoá, Mã tài khoản, Mã tài sản, Mã Công cụ dụng cụ….)
+ Vùng dữ liệu tìm kiếm: “Vùng dữ liệu tìm kiếm” phải chứa tên của “Giá trị để tìm kiếm” và phải chứa “Giá trị cần tìm”. Điểm bắt đầu của vùng được tính từ dãy ô có chứa “giá trị để tìm kiếm”. (Cụ thể: là bảng dữ liệu của tháng trước hoặc dữ liệu của Sheet khác)
+ Cột trả về giá trị tìm kiếm: Là số thứ tự cột, tính từ bên trái sang của vùng dữ liệu tìm kiếm. (Bạn đếm từ bên trái của vùng sang đến cột cần lấy dữ liệu xem là cột thứ mấy).
Tham số “0”: là dò tìm giá trị chính xác. Nếu các bạn muốn dò tìm giá trị tương đối thì tham số lúc này là "1".
Việc sử dụng F4 có ý nghĩa như sau:
+ F4 (1 lần): để có giá trị tuyệt đối (tuyệt đối được hiểu là cố định cột và cố định dòng - ($cột$dòng); Ví dụ: $E$12 - tức cố định Cột E và cố định dòng 12
+ F4 (2 lần): để có giá trị tương đối cột và tuyệt đối dòng - được hiểu là cố định dòng thay đổi cột - (cột$dòng); Ví dụ: E$12 – tức cố định dòng 12, không cố định Cột E.
+ F4 (3 lần): để có giá trị tương đối dòng và tuyệt đối cột - được hiểu là cố định cột thay đổi dòng - ($cộtdòng); Ví dụ: $E12 – tức cố định Cột E, không cố định dòng 12.
Ví dụ: Điền kết quả vào cột “XẾP LOẠI” biết rằng việc xếp loại dựa trên ĐTB được quy định theo như trong “Bảng xếp loại” thì Kế Toán Thiên Ưng sẽ sử dụng hàm Vlookup với kiểu dò tìm tương đối chính xác, nếu dò tìm chính xác thì chỉ có thể xếp loại cho những bạn học sinh có số ĐTB bằng đúng với giá trị như trong Bảng Xếp loại (Giả sử ĐTB là 0, 5, 7, 9), còn những bạn học sinh có ĐTB là 5.5 hoặc 7.3…. (ĐTB không tròn) thì không thể Xếp loại được.
Còn trong khi làm kế toán trên Excel thì hàm vlookup được ứng dụng trong việc:
+ Tìm đơn giá Xuất kho từ bên Bảng Nhập Xuất Tồn về BNL, về Phiếu xuất kho…
+ Tìm Mã hàng hóa, tên hàng hóa từ DMTK về Bảng Nhập Xuất Tồn
+ Tìm Số dư của đầu tháng N căn cứ vào cột Số dư cuối của tháng N – 1.
+ Tìm số “Khấu hao (Phân bổ) lũy kế từ kỳ trước” của bảng khấu hao (bảng phân bổ chi phí) tháng N, căn cứ vào “Giá trị khấu hao (phân bổ) lũy kế" của tháng N – 1.
+ Và các bảng tính khác liên quan…
Dưới đây kế toán Thiên Ưng sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể về việc sử dụng hàm Vlookup để lấy tên hàng hóa theo mã hàng hóa từ bảng Danh mục hàng hóa về Bảng kê Nhập - Xuất - Tồn:
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÀM VLOOKUP QUA VIDEO