Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học làm kế toán thuế
Học làm kế toán trên phần mềm
Học làm kế toán trên Excel
Thuế Giá Trị Gia Tăng
Kế Toán Thiên Ưng
Cách kê khai bổ sung thuế GTGT 2021 trên phần mềm HTKK

Hướng dẫn cách kê khai điều chỉnh bổ sung tăng giảm thuế giá trị gia tăng trên phần mềm HTKK khi làm sai tờ khai thuế GTGT đã nộp theo nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14.

I. Căn cứ hướng dẫn: 
1. Theo điều 47 của Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14 quy định về Khai bổ sung hồ sơ khai thuế thì:
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
- Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này.
Với:
Điều 142. Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu
Sẽ bị Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu theo Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP: 
Điều 143. Hành vi trốn thuế
Sẽ bị Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số thuế trốn theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Chi tiết các bạn xem tại đây: Xử phạt hành vi trốn thuế
- Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau:
+ Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này;
+ Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế.
- Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:
+ Tờ khai bổ sung;
+ Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.
2. Theo khoản 4, điều 7 của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp khai bổ sung như sau:
- Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.
- Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).
- Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

II. Hướng dẫn cách kê khai bổ sung Thuế GTGT (Điều chỉnh các sai sót trên tờ khai)

1. Tổng quan về trình tự thực hiện điều chỉnh - bổ sung tờ khai thuế GTGT như sau:
- Bước 1: Chọn kỳ KK sai (tháng/quý bị sai)
- Bước 2: Chọn trạng thái tờ khai: "Bổ sung"
(Cứ đã gửi tờ khai lần đầu rồi mà muốn nộp lại thì phải chọn trạng thái tờ khai là "Bổ sung" - Không phân biệt trong hay ngoài thời hạn nộp tờ khai)
- Bước 3: Tìm đến lỗi sai để sửa thành đúng
(tìm đến chỉ tiêu liên quan và điều chỉnh: khai thừa thì trừ khi, khai thiếu thì cộng vào)
- Bước 4: Sau khi Đ/C số liệu về đúng ấn “Tổng hợp KHBS” hoặc “Ghi
- Bước 5: X/Đ kết quả điều chỉnh trên tờ khai giải trình bổ sung “KHBS
Cách kê khai bổ sung thuế GTGT
Bên sheet "KHBS" chính là nơi để kiểm tra kết quả của việc kê khai bổ sung
Số tiền nằm ở cột cuối cùng chính là số tiền thuế chênh lệch:
+ Nếu số tiền nằm trong ngoặc đơn: thì đây là giá trị âm . Như trong hình trên chỉ tiêu 43 đang có số tiền trong ngoặc là âm 5.000.000 có nghĩa là giảm 1 triệu (tiền thuế khấu trừ chuyển kỳ sau)
+ Nếu số tiền không nằm trong ngoặc đơn: thì đây là giá trị dương. Như trong hình trên chỉ tiêu 40 có số tiền không có ngoặc đơn là dương 10.000.000 có nghĩa là tăng 10.000.000 (tiền thuế phải nộp)
Kết quả được xác định như sau:
* Nếu 43 dương: Tức là tăng số tiền thuế GTGT còn được KT
=> Cho số tiền phát sinh dương tại chỉ tiêu 43 của tờ “KHBS” vào chỉ tiêu 38 (điều chỉnh tăng) trên tờ khai thuế GTGT 01/GTGT của kỳ hiện tại 
* Nếu 43 âm: Tức là giảm số thuế GTGT còn được KT
=> Cho số tiền phát sinh âm tại chỉ tiêu 43 của tờ “KHBS” vào chỉ tiêu 37 (điều chỉnh giảm) trên tờ khai thuế GTGT 01/GTGT của kỳ hiện tại 
* Nếu 40 dương: Tức là tăng số tiền thuế GTGT còn phải nộp
=> Phải mang số tiền phát sinh dương tại chỉ tiêu 40 đi nộp (Cùng với số tiền phạt chậm nộp)
* Nếu 40 âm: Tức là giảm số thuế GTGT còn phải nộp 
=> Kế toán tự theo dõi số tiền phát sinh âm tại chỉ tiêu 40 và bù trừ vào các kỳ sau khi P/S tiền thuế phải nộp
- Bước 6: Ghi lý do điều chỉnh tại phần 2 (lý do khác) của mục C trên tờ "KHBS"
- Bước 7: Kết xuất XML và gửi tờ khai BS qua mạng
Hồ sơ khai điều chỉnh bổ sung gồm có:
- Tờ khai thuế (01/GTGT) của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh;
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (Nếu có)
Lưu ý:
Kỳ hiện tại là kỳ (tháng/quý) làm tờ khai bổ sung
Ví dụ: Ngày 10/09/2021 phát hiện ra tờ khai của quý 1/2021 bị sai
Thì sau khi thực hiện kê khai bổ sung cho tờ khai của quý 1/2021
=> Kế toán thực hiện điều chỉnh bổ sung thuế GTGT vào ngày 11/09/2021 thì kết quả sẽ được đưa vào kỳ hiện tại là Qúy 3/2021 (kỳ làm tờ khai bổ sung)
Không phải thực hiện điều chỉnh liên tiếp các kỳ.
Ví dụ: Q4/2021 phát hiện ra tờ khai thuế GTGT của quý 2/2021 bị sai:
- Trên tờ khai chính thức của Q1/2021: chỉ tiêu 43 (số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau) là 2.300.000
- Nhưng tại Qúy 2/2021, kế toán gõ sai chỉ tiêu 22 (số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang) là 3.200.000 (Không bằng chỉ tiêu 43 của Q1/2021)
=> Khi phát hiện ra sai sót của Q2/2021 thì kế toán chỉ cần điều chỉnh tờ khai của Q2/2021 và chuyển kết quả vào kỳ hiện tại (Q4/2021) mà không phải thực hiện điều chỉnh cho Qúy 3/2021 (dù quý 2 sai sẽ làm số liệu của quý 3 bị lấy theo)
- Việc lựa chọn trạng thái tờ khai khi làm bổ sung:
+ Trước đây việc kê khai bổ sung thuế GTGT được thực hiện theo Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì việc kê khai bổ sung được chia ra làm 2 trường hợp: Trong và ngoài hạn nộp tờ khai:
+/ Nếu trong hạn nộp: thì không cần phải làm tờ khai bổ sung -> các bạn chỉ cần làm và nộp lại là xong. CQT sẽ coi bản gửi cuối cùng là bản chính thức
+/ Còn nếu ngoài thời hạn nộp tờ khai: Thì doanh nghiệp mới phải làm tờ khai bổ sung
+ Nhưng hiện nay, việc thực hiện kê khai bổ sung thuế GTGT làm theo Luật quản lý thuế mới và Nghị định 126/2020/NĐ-CP nên sau khi các bạn nộp tờ khai thuế lần đầu rồi mà phát hiện ra tờ khai thuế bị sai thì đã được nộp hồ sơ khai bổ sung rồi (Không cần phân biệt trong hay ngoài hạn nộp tờ khai nữa)
-> Nếu như các bạn vẫn để trạng thái là lần đầu để nộp lại thì hệ thống thuedientu sẽ không cho nộp và yêu cầu thực hiện nộp tờ khai bổ sung (vì đã tồn tại tờ khai lần đầu trên hệ thống)
2. Hướng dẫn kê khai điều chỉnh, bổ sung thuế GTGT trong từng trường hợp cụ thể:
Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách thực hiện điều chỉnh bổ sung tờ khai thuế GTGT
Dưới đây, Công ty đào tạo kế toán Thiên Ưng sẽ lấy ví dụ cụ thể và có hình ảnh minh họa một vài trường hợp mà các doanh nghiệp hay gặp phải:
1. Các trường hợp liên quan đến đầu vào
1.1. Trường hợp kê khai sót hóa đơn đầu vào:
Theo Khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì: Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Vậy là: Phát hiện hóa đơn bỏ sót vào kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ đó (kỳ phát hiện hóa đơn bỏ sót) nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Ví dụ 1: Công ty kế toán Thiên Ưng thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý:
Tháng 8/2021, phát hiện hóa đơn mua vào phát sinh Qúy 1/2021 chưa kê khai thì thực hiện kê khai vào tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT của kỳ tính thuế quý 3 năm 2021.
1.2. Kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ:
- Khi thực hiện điều chỉnh giảm thì các bạn chỉ cần lấy số đã kê khai sai rồi trừ đi số cần điều chỉnh giảm là xong
- Khi thực hiện trên phần mềm HTKK: Các bạn vẫn làm đầy đủ 7 bước như mục 2.2 bên trên
Ví dụ 2:
Tại kỳ kê khai sai Tại kỳ thực hiện điều chỉnh bổ sung
Ngày 15/4/2021 thực hiện kê khai thuế GTGT cho quý 1 năm 2021
Kế toán điền các thông tin trên tờ khai 01/GTGT lần đầu như sau:
Chỉ tiêu 22 = 0
Chỉ tiêu 23 = 45.000.000
Chỉ tiêu 24 = 4.500.000
Chỉ tiêu 25 = 4.500.000
Chỉ tiêu 26 đến 33 đều bằng 0 (không phát sinh đầu ra)
Chỉ tiêu 40 = 0
Chỉ tiêu 43 = 4.500.000
Ngày 10/8/2021, Kế Toán phát hiện đã kê khai 2 lần 1 hóa đơn đầu vào có giá trị trước thuế là 10 triệu và tiền thuế là 1 triệu
Ngày 11/8/2021, Kế toán thực hiện kê khai điều chỉnh bổ sung như sau:
- B1: Chọn kỳ KK sai: Qúy 1 năm 2021
- B2: Chọn trạng thái tờ khai: Bổ sung
- B3: Tìm đến lỗi sai trên tờ khai 01/GTGT để sửa thành đúng:
Khi sai liên quan đến đầu vào thì các lỗi sai sẽ nằm tại các chỉ tiêu 23, 24 và 25, Cụ thể điều chỉnh từng chỉ tiêu như sau:
+ Chỉ tiêu 23 điều chỉnh = 23 sai - 10 triệu
= 45.000.000 - 10.000.000 = 35.000.000 (gõ vào phần mềm)
+ Chỉ tiêu 24 điều chỉnh = 24 sai - 1 triệu
= 4.500.000 - 1.000.000 = 3.500.000 (gõ vào phần mềm)
+ Chỉ tiêu 25 điều chỉnh = 25 sai - 1 triệu
= 4.500.000 - 1.000.000 = 3.500.000 (gõ vào phần mềm) 
- B4: Ấn “Tổng hợp KHBS
- B5: X/Đ kết quả điều chỉnh trên tờ khai giải trình bổ sung “KHBS
Số liệu phát sinh tại chỉ tiêu 43 = (1.000.000)
=> Khi làm tờ khai thuế GTGT của quý 3/2021: cho số tiền 1.000.000 vào chỉ tiêu số 37 trên tờ khai 01/GTGT của quý 3/2021
- B6: Ghi lý do điều chỉnh tại phần 2 (lý do khác) của mục C trên tờ "KHBS" là: do kê khai thừa (kê khai 2 lần) hóa đơn đầu vào số.... ký hiệu .... ngày....
- B7: Kết xuất XML và gửi tờ khai BS qua mạng
Hồ sơ khai điều chỉnh bổ sung gồm có:
- Tờ khai thuế (01/GTGT) của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh;
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS
1.2. Kê khai điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ:
- Khi thực hiện điều chỉnh tăng thì các bạn chỉ cần lấy số đã kê khai sai rồi công với số cần điều chỉnh tăng là xong
Ví dụ 3:

Tại kỳ kê khai sai Tại kỳ thực hiện điều chỉnh bổ sung
Ngày 15/7/2021 thực hiện kê khai thuế GTGT cho quý 2 năm 2021
Kế toán điền các thông tin trên tờ khai 01/GTGT lần đầu như sau:
Chỉ tiêu 22 = 0
Chỉ tiêu 23 = 98.000.000
Chỉ tiêu 24 = 8.900.000
Chỉ tiêu 25 = 8.900.000
Chỉ tiêu 26 đến 33 đều bằng 0 (không phát sinh đầu ra)
Chỉ tiêu 40 = 0
Chỉ tiêu 43 = 8.900.000
Ngày 10/10/2021, Kế Toán phát hiện đã gõ sai số tiền thuế tại chỉ tiêu 24 và 25 
Số tiền thuế đúng là: 24 = 25 = 9.800.000
Ngày 10/10/2021, Kế toán thực hiện kê khai điều chỉnh bổ sung như sau:
- B1: Chọn kỳ KK sai: Qúy 2 năm 2021
- B2: Chọn trạng thái tờ khai: Bổ sung
- B3: Tìm đến lỗi sai trên tờ khai 01/GTGT để sửa thành đúng:
+ Chỉ tiêu 24 điều chỉnh = 9.800.000 (gõ vào phần mềm) 
+ Chỉ tiêu 25 điều chỉnh = 9.800.000 (gõ vào phần mềm) 
- B4: Ấn “Tổng hợp KHBS
- B5: X/Đ kết quả điều chỉnh trên tờ khai giải trình bổ sung “KHBS”
Số liệu phát sinh tại chỉ tiêu 43 = 900.000 (ra dương)
Tại thời điểm ngày 10/10/2021, kế toán chưa làm và nộp tờ khai thuế của Q3/2021
Nên ngày 20/10/2021, Kế toán làm tờ khai thuế GTGT cho Q3/2021 sẽ cho số tiền 900.000 này vào chỉ tiêu 38 (điều chỉnh tăng) trên tờ khai 01/GTGT của Q3/2021
- B6: Ghi lý do điều chỉnh tại phần 2 (lý do khác) của mục C trên tờ "KHBS" là: do kê khai thiếu số thuế GTGT đầu vào
- B7: Kết xuất XML và gửi tờ khai BS qua mạng

2. Các trường hợp liên quan đến đầu ra:
2.1. Trường hợp bỏ sót hóa đơn đầu ra:
Đối với người bán: hóa đơn đầu ra xuất bán phát sinh kỳ nào thì thực hiện khai bổ sung, Điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó theo quy định.
Ví dụ 4: Tháng 10/2021 Doanh nghiệp phát hiện hóa đơn GTGT đầu ra phát sinh ngày 25/4/2021 chưa kê khai vào tờ khai thuế GTGT của quý 2/2021 thì doanh nghiệp phải làm hồ sơ khai bổ sung, Điều chỉnh tờ khai thuế GTGT của quý 2/2021 (Phải điều chỉnh tăng đầu ra)
2.2. Kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu ra phải nộp
Ví dụ 5:
Tại kỳ kê khai sai Tại kỳ thực hiện điều chỉnh bổ sung
Tại quý 1/2021, công ty Kế Toán Thiên Ưng có thông tin như sau:
- Không phát sinh hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào.
- Đầu ra chỉ phát sinh 1 nghiệp vụ duy nhất là tiền lãi vay có giá trị 5.000.000
(công ty Kế Toán Thiên Ưng không phải là tổ chức tín dụng khi có tiền nhàn dỗi cho vay thì phải lập hóa đơn đối với dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ)
- Nhưng khi kê khai thuế GTGT: Trên tờ khai 01/GTGT chính thức, kế toán đã kê khai vào mục "Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%" nên các chỉ tiêu trên tờ khai như sau:
22=23=24=25 = 0
26=29=30=31 = 0
32 = 5.000.000
33 = 500.000
40 =500.000
- Ngày 19/4/2021: Kế toán đã nộp cả tờ khai và tiền thuế GTGT
 
Ngày 10/11/2021, Kế Toán phát hiện đã kê khai sai mức thuế suất của đầu ra
Ngày 11/11/2021, Kế toán thực hiện kê khai điều chỉnh bổ sung như sau:
- B1: Chọn kỳ KK sai: Qúy 1 năm 2021
- B2: Chọn trạng thái tờ khai: Bổ sung
- B3: Tìm đến lỗi sai trên tờ khai 01/GTGT để sửa thành đúng:
+ Chỉ tiêu 26 đ(hàng hóa dịch vụ bán ra không chịu thuế) điều chỉnh thành 5.000.000 (gõ vào phần mềm)
+ Chỉ tiêu 32 điều chỉnh = 0 (gõ vào phần mềm)
+ Chỉ tiêu 23 điều chỉnh = 0 (gõ vào phần mềm)
- B4: ấn “Tổng hợp KHBS”
- B5: X/Đ kết quả điều chỉnh trên tờ khai giải trình bổ sung “KHBS”
Số liệu phát sinh tại chỉ tiêu 40 = (500.000) => Đây là số thuế GTGT đã nộp thừa sẽ được bù trừ vào kỳ sau
=> Giả định Khi làm tờ khai thuế GTGT của quý 4/2021: Có số thuế phải nộp phát sinh tại chỉ tiêu 40 = 1 triệu thì kế toán tự trừ đi 500.000 đã nộp thừa -> Chỉ cần nộp thêm 1 triệu - 500.000 = 500.000 nữa thôi.
- B6: Ghi lý do điều chỉnh tại phần 2 (lý do khác) của mục C trên tờ "KHBS" là: do kê khai sai chỉ tiêu đầu ra (mức thuế suất trên hóa đơn số ... ký hiệu ... ngày ... khác với mức thuế suất trên tờ khai)
- B7: Kết xuất XML và gửi tờ khai BS qua mạng
 

3. Trường hợp có nhiều lỗi sai trên một tờ khai thuế:
Với nguyên tắc sai đâu sửa đấy thì các bạn cứ tìm đến tất cả các lỗi sai để sửa lại thành đúng là được.
Ví dụ: 
Ngày 17/07/2021, Công ty Kế Toán Thiên Ưng có làm và nộp tờ khai Qúy 2/2021 lần đầu cho cơ quan thuế như sau:
Tờ khai thuế GTGT Lần đầu

Ngày 15/08/2021, Công ty Kế Toán Thiên Ưng phát hiện ra tờ khai thuế GTGT của quý 2/2021 có các thông tin sai như sau:
- Kê khai thừa 1 hóa đơn đầu vào số 0002561 Ký Hiệu KH/21P ngày 15/5/2021
+ Giá trị trước thuế: 5.000.000
+ Tiền thuế: 500.000
- Kê khai sót hóa đơn đầu ra số 0000245 ký hiệu TU/21P ngày 22/06/2021
+ Doanh thu: 10.000.000
+ Tiền thuế 10% : 1.000.000
=> Ngày 15/08/2021, Công ty Kế Toán Thiên Ưng thực hiện làm tờ khai điều chỉnh giảm đầu vào và tăng đầu ra như sau:
- B1: Chọn kỳ KK sai: Qúy 2 năm 2021
- B2: Chọn trạng thái tờ khai: Bổ sung
- B3: Tìm đến lỗi sai trên tờ khai 01/GTGT để sửa lần lượt thành đúng:
Lỗi sai Liên quan đến chỉ tiêu
(Cần phải điều chỉnh trên tờ khai)
- Kê khai thừa 1 hóa đơn đầu vào Vì khai thừa nên phải điều chỉnh chỉnh giảm
+ Giá trị trước thuế: 5.000.000
Chỉ tiêu 23 bị sai nên:
Chỉ tiêu 23 điều chỉnh = chỉ tiêu 23 đã KK sai - 5.000.000
+ Tiền thuế: 500.000
Chỉ tiêu 24 và 25 bị sai nên:
Chỉ tiêu 24 điều chỉnh = chỉ tiêu 24 đã KK sai - 500.000
Chỉ tiêu 25 điều chỉnh = chỉ tiêu 25 đã KK sai - 500.000
- Kê khai sót hóa đơn đầu ra Vì kê khai sót nên phải điều chỉnh tăng
+ Doanh thu: 10.000.000
Chỉ tiêu 32 bị sai nên:
Chỉ tiêu 32 điều chỉnh = chỉ tiêu 32 đã KK sai + 10.000.000
+ Tiền thuế 10%: 1.000.000
Chỉ tiêu 33 bị sai nên:
Chỉ tiêu 33 điều chỉnh = chỉ tiêu 33 đã KK sai + 1.000.000
Tờ khai bổ sung thuế GTGT lần 1
- B4: ấn “Tổng hợp KHBS
Bản giải trình khai điều chỉnh bổ sung thuế GTGT
- B5: X/Đ kết quả điều chỉnh trên tờ khai giải trình bổ sung “KHBS”
- Tại chỉ tiêu 40: đang phát sinh số tiền dương là 500.000 => Đây là số tiền thuế phải nộp thêm
Khi 40 ra dương thì sẽ phát sinh tiền chậm nộp tại mục B:
- Số ngày chậm np: phần mềm đang tự động tính (Cho phép sửa)
- Số tiền chậm nộpphần mềm đang tự động tính
= số tiền thuế phải nộp (chậm nộp) X số ngày chậm nộp X 0,03%
= 500.000 x 16 x 0,03% = 2.400
Hiện nay, phần mềm đang tính theo quy định cũ theo Luật thuế sửa đổi Luật số 106/2016/QH13 của Quốc hội : Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế
Các bạn có thể xem, cách tính mới nhất năm 2021 theo Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14
 chi tiết tại đây: Cách tính tiền phạt chậm nộp thuế TNDN, TNCN, GTGT, môn bài 2021
- Tại chỉ tiêu 43: đang phát sinh âm 1.000.000 => giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ => Cho vào chỉ 37 (điều chỉnh giảm) của tờ khai thuế GTGT của Q3/2021 
- B6: Ghi lý do điều chỉnh tại phần 2 (lý do khác) của mục C trên tờ "KHBS" là: Kê khai thừa 1 hóa đơn đầu vào số 0002561 Ký Hiệu KH/21P ngày 15/5/2021 và Kê khai sót hóa đơn đầu ra số 0000245 ký hiệu TU/21P ngày 22/06/2021
- B7: Kết xuất XML và gửi tờ khai BS qua mạng
4. Trường hợp điều chỉnh nhiều lần cho 1 kỳ kê khai thuế.
Khi kê khai bổ sung lần 1, số đối chiếu là số liệu trên tờ khai lần đầu. Khi kê khai bổ sung lần 2, số đối chiếu là số l iệu trên tờ khai bổ sung lần 1. Khi kê khai bổ sung lần 3, số đối chiếu là số liệu trên tờ khai bổ sung lần 2… 
Kế Khai lần đầu: Ngày 19/04/2021, Công ty kế toán Thiên Ưng kê khai thuế GTGT của quý 1/2021 có các chỉ tiêu như sau:
Chỉ tiêu 22 = 0
Chỉ tiêu 23 = 10.000.000
Chỉ tiêu 24 = 1.000.000
Chỉ tiêu 25 = 1.000.000
Chỉ tiêu 26=29=30=31=32=33 =0
Chỉ tiêu 40 = 0 
Chỉ tiêu 43 = 1.000.000
Kê khai bổ sung lần 1:
Ngày 20/06/2021, Công ty kế toán Thiên Ưng phát hiện ra kê khai sót 1 hóa đơn đầu ra của quý 1 (doanh thu 5 triệu và thuế 10% là 500.000) nên thực hiện kê khai bổ sung
- B1: Chọn kỳ KK sai: Qúy 1 năm 2021
- B2: Chọn trạng thái tờ khai: Bổ sung (lần 1)
- B3: Tìm đến lỗi sai trên tờ khai 01/GTGT để sửa thành đúng:
Chỉ tiêu 32 điều chỉnh = 5.000.000 (gõ vào phần mềm)
Chỉ tiêu 33 điều chỉnh = 500.000 (gõ vào phần mềm)
- B4: ấn “Tổng hợp KHBS
- B5: X/Đ kết quả điều chỉnh trên tờ khai giải trình bổ sung “KHBS”
Tại sheet "KHBS" giải trình khai bổ sung điều chỉnh
Có số liệu phát sinh âm tại chỉ tiêu 43 = (500.000)
=> Công ty Thiên Ưng đã cho số tiền này vào chỉ tiêu số 37 (điều chỉnh giảm) trên tờ khai thuế GTGT 01/GTGT của quý 2/2021
- B6: Ghi lý do điều chỉnh tại phần 2 (lý do khác) của mục C trên tờ "KHBS"
- B7: Kết xuất XML và gửi tờ khai BS qua mạng
Kê khai bổ sung lần thứ 2:
Ngày 20/11/2021, Công ty kế toán Thiên Ưng phát hiện ra kê khai sai sót như sau:
+ Kê khai 1 hóa đơn tiền điện mang tên chủ nhà có giá trị 1 triệu và tiền thuế 10% là 100.000 (Lưu ý: Hóa đơn tiền điện tiền nước mang tên chủ nhà thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà tính tất vào chi phí khi tính thuế TNDN) => Vì đã kê khai hóa đơn này vào số thuế được khấu trừ tại tờ khai Q1/2021 nên phải điều chỉnh giảm.
+ Bỏ sót 1 hóa đơn đầu ra: doanh thu 3 triệu và tiền thuế 10% là 300.000 => Phải điều tăng vào chỉ tiêu 32 và 33
Nên ngày 20/11/2021, Công ty Thiên Ưng làm tờ khai điều chỉnh bổ sung như sau:
- B1: Chọn kỳ KK sai: Qúy 1 năm 2021
- B2: Chọn trạng thái tờ khai: Bổ sung (lần 2)
- B3: Tìm đến lỗi sai trên tờ khai 01/GTGT để sửa thành đúng:
Lúc này số liệu trên tờ khai 01/GTGT đang hiện thị theo số liệu đã bổ sung của lần 1
Thực hiện điều chỉnh các chỉ tiêu bị sai như sau:
Thông tin trên tờ khai đã bổ sung lần 1
của Q1/2021
Thông tin cần điều chỉnh trên tờ khai bổ sung lần 2 
của Q1/2021
Chỉ tiêu 22 = 0
Chỉ tiêu 23 = 10.000.000
Chỉ tiêu 24 = 1.000.000
Chỉ tiêu 25 = 1.000.000
Chỉ tiêu = 26=29=30=31 = 0
Chỉ tiêu 32= 5.000.000 
Chỉ tiêu 33= 500.000
Chỉ tiêu 40 = 0 
Chỉ tiêu 43 = 500.000
Chỉ tiêu 22 = 0
Chỉ tiêu 23 = 10.000.000  
Chỉ tiêu 24 = 1.000.000
Chỉ tiêu 25 điều chỉnh =  900.000 (= 1.000.000 - 100.000)
Chỉ tiêu = 26=29=30=31 = 0
Chỉ tiêu 32 điều chỉnh = 8.000.000 (=5.000.000 + 3.000.000)
Chỉ tiêu 33 điều chỉnh = 800.000 (=500.000 + 300.000)
Chỉ tiêu 40 = 0 
Chỉ tiêu 43 = 100.000
- B4: ấn “Tổng hợp KHBS”
- B5: X/Đ kết quả điều chỉnh trên tờ khai giải trình bổ sung “KHBS”
Có số liệu phát sinh âm tại chỉ tiêu 43 = (400.000)
=> Công ty Thiên Ưng sẽ cho số tiền này vào chỉ tiêu số 37 (điều chỉnh giảm) trên tờ khai thuế GTGT 01/GTGT của quý 4/2021
- B6: Ghi lý do điều chỉnh tại phần 2 (lý do khác) của mục C trên tờ "KHBS"
- B7: Kết xuất XML và gửi tờ khai BS qua mạng
5. Trường hợp sai sót không ảnh hưởng hoặc làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ:
Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế không làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ, tiền thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
Ví dụ như: các đưa sai số tiền vào các chỉ tiêu 23, 24, 26, 29, 30, 32 trên tờ khai thuế GTGT
Vì đây là các chỉ tiêu không liên quan đến số tiền thuế nên những sai sót này sẽ không làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ, tiền thuế đề nghị hoàn thì các bạn chỉ cần thực hiện:
Bước 1: Chọn kỳ kê khai sai
Bước 2: Chọn trạng thái tờ khai là bổ sung
Bước 3: Điều chỉnh số liệu trên tờ khai bị sai về thành số liệu đúng
Bước 4: Kết xuất tờ khai và nộp cho CQT.

III. Xử phạt vi phạm về làm sai tờ khai
1. Trường hợp: Doanh nghiệp tự phát hiện ra tờ khai thuế GTGT bị sai => Sau đó làm tự giác làm điều chỉnh bổ sung và nộp lại tờ khai thuế đúng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp thì không bị phạt. 
Nhưng nếu việc Đ/C BS làm tăng số tiền thuế phải nộp thì sẽ bị phạt nộp chậm
2. Trường hợp: Làm sai tờ khai nhưng không thực hiện kê khai điều chỉnh bổ sung -> Sau đó cơ quan thuế phát hiện ra sai sót khi thanh kiểm tra thì sẽ bị phạt như sau:
- Trường hợp: khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế: sẽ bị phạt từ 1.500.000 – 2.500.0000 (Theo khoản 2 điều 12 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
- Trường hợp: Kê khai sai có liên quan đến căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp: sẽ bị phạt 5.000.000 – 8.000.0000 (Theo khoản 3 điều 12 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
- Trường hợp: Khai sai => dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp thì bị phạt 20% số tiền thuế khai thiếu, phải nộp thêm (Theo điều 16 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
(Đây là trường hợp: Có căn cứ để KK (hóa đơn chứng từ hợp lý, hợp lệ) nhưng đưa số liệu vào tờ khai bị sai
- Trường hợp: Trốn thuế: Phạt 1 – 3 lần số thuế trốn (Theo điều 17 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
(Đây là trường hợp: Không có căn cứ để KK hoặc giả mạo thông tin (Hóa đơn giả, mua hóa đơn, sử dụng bất hợp phát hóa đơn). KK các Thông tin ko có thật)
3. Doanh nghiệp sẽ bị ấn định thuế trong trường hợp sau đây:
Qua kiểm tra hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế có căn cứ cho rằng người nộp thuế khai chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác các yếu tố làm cơ sở xác định số tiền thuế phải nộp, đã yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung nhưng người nộp thuế không khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thuế
Theo điểm a, khoản 3, điều 50 của Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14

Kế Toán Thiên Ưng chúc các bạn kê khai bổ sung thành công.

Để có thể làm tờ khai đúng và không phải làm kê khai bổ sung thì Các bạn có thể tham khảo thêm:
Cách làm tờ khai thuế GTGT

Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 93 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cách kê khai giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
Hướng dẫn cách kê khai giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước khi doanh nghiệp có phát sinh nghiệp vụ nhập khẩu ...
Cách kê khai hoá đơn điều chỉnh giảm
Hướng dẫn cách kê khai hoá đơn điều chỉnh giảm đơn giá, số lượng, tiền thuế và thuế suất
Cách xử lý thuế GTGT của hàng hóa tài sản bị tổn thất
Hướng dẫn xử lý thuế GTGT của tài sản, hàng hóa bị tổn thất theo Công văn 4403/BTC-CST hướng dẫn về việc xử lý...
Các trường hợp được coi là thanh toán không dùng tiền mặt
Tổng hợp tất cả các trường hợp được coi là thanh toán qua ngân hàng - Không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế GTG...
Thuế GTGT của các khoản chi Phúc Lợi được khấu trừ đầu vào
Công văn 4005/TCT-CS ngày 29/9/2015 của Tổng Cục Thuế trả lời hướng dẫn về việc khấu trừ đầu vào của các khoản...
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu mới nhất hiện nay.
Hotline : Tư Vấn Khóa Học: 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về Thiên Ưng

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515
Email: ketoanthienung@gmail.com





 
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
 DMCA.com Protection Status
 
Giảm giá 25% học phí khóa học thực hành kế toán
Giảm giá 25% học phí khóa học thực hành kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng - tiêu chuẩn chất lượng iso
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại