Lương tháng 13 là một khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Khi doanh nghiệp thực hiện chi trả lương thưởng tháng 13 cho người lao động vào tháng nào thì phải cộng vào thu nhập tính thuế của tháng đó để tính thuế TNCN.
Cách tính thuế TNCN của khoản tiền lương tháng thứ 13 được căn cứ loại hợp đồng và thời hạn hợp đồng lao động để tính
+ Nếu người lao động thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên (đang tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần) thì cộng vào thu nhập của tháng được trả tiền lương tháng thứ 13 để tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần
+ Nếu người lao động thuộc đối tượng không ký hợp đồng lao động, ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng 3 tháng trở lên hoặc được chi trả tiền lương tháng thứ 13 sau khi đã nghỉ việc: thì thực hiện khấu trừ tại nguồn 10%
Một vài các công văn hướng dẫn về tiền lương tháng thứ 13:
* Lương tháng 13 thuộc thu nhập từ tiền lương nên phải chịu thuế TNCN, không được miễn thuế.
Theo Công văn số 73512/CT-TTHT ngày 5/11/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội về lương tháng 13 và lợi tức ghi tăng vốn thì:
Lương tháng 13" được xem là khoản chi tiền lương, tiền thưởng, không phải chi phí phúc lợi.
Khoản chi lương tháng 13 chỉ được hạch toán nếu có ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động; Quy chế tài chính; Quy chế thưởng của Công ty (điểm b khoản 2.6 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC
Lương tháng 13 thuộc thu nhập từ tiền lương nên phải chịu thuế TNCN, không được miễn thuế.
* Lương tháng 13, khấu trừ thuế theo thời điểm thực trả:
Theo Công văn số 65146/CT-TTHT ngày 2/10/2017 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế thì:
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thời điểm tính thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công là thời điểm thực trả.
Theo đó, trường hợp khoản lương tháng 13 của năm trước được chi trả trong năm sau thì thời điểm tính thuế TNCN là tháng thực trả trong năm sau.
* Tiền lương tháng thứ 13 phải kê khai và quyết toán thuế theo năm thực trả
Theo Công văn số 941/CT-TTHT ngày 7/2/2017 của Cục Thuế TP. HCM về thuế TNCN thì:
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công là thời điểm chi trả.
Theo đó, đối với khoản tiền lương tháng 12 và tiền lương tháng 13 của năm này nhưng doanh nghiệp thực chi trả cho người lao động trong năm sau thì thực hiện kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNCN vào năm sau.
Ví dụ: Tiền lương tháng 12/2021, tiền lương tháng 13 của năm 2021 của người lao động mà được công ty trả vào tháng 1 năm 2022 thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế trong năm 2022 và quyết toán thuế TNCN cho kỳ tính thuế năm 2022
* Thời điểm hạch toán chi phí tiền lương tháng 13
Theo Công văn số 512/CT-TTHT ngày 16/1/2017 của Cục Thuế TP. HCM về chi phí được trừ thì:
Theo quy định tại khoản 2.6 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 , đối với khoản chi tiền lương tháng 13 và tiền thưởng năm cho người lao động, nếu có ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau thì doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý: HĐLĐ, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính hoặc Quy chế thưởng.
Thời điểm hạch toán chi phí vào năm phát sinh việc thanh toán thực tế. Cụ thể, nếu thanh toán ngay trong năm thì tính vào chi phí của năm đó. Nếu thanh toán trong năm sau thì hạch toán vào chi phí của năm sau.
* Lương tháng 13 được miễn đóng BHXH
Theo Công văn số 560/LĐTBXH-BHXH ngày 6/2/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc xác định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thì:
Theo quy định tại Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương đóng BHXH không bao gồm các khoản tiền thưởng quy định tại Điều 103 BLLĐ và tiền thưởng sáng kiến.
"Tiền thưởng quy định tại Điều 103 BLLĐ" là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
=> Theo đó, các khoản tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng căn cứ kết quả công việc hàng năm của người lao động không phải đóng BHXH.