Việc nhớ bảng hệ thống TKKT với rất nhiều loại tài khoản là không hề đơn giản, nhưng với những mẹo nhỏ dưới đây kế toán Thiên Ưng hi vọng việc học kế toán của các bạn sẽ dễ dàng hơn, giúp các bạn nhớ nhanh được bảng hệ thống tài khoản kế toán.
Thực tế, một kế toán học trong trường 4 năm chưa chắc đã nhớ hết toàn bộ hệ thống TKKT.
Một nhân viên kế toán làm việc 10 năm chưa chắc đã nhớ hết toàn bộ hệ thống TKKT
Việc nhờ hệ thống TKKT cũng như chúng ta học bảng cửu chương. Tuy nhiên, chúng ta không thể học vẹt cho các TKKT này. Vì thế công ty kế toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn các bạn cách nhớ về TKKT trong bảng hệ thống TKKT theo những cách đơn giản mà hiệu quả nhất:
Xem tại đây : hệ thống TKKT theo TT 200
1) Học từng loại "Tài Khoản"
Để tránh xảy ra tình trạng bị rối trí, các bạn không nên học liền một lúc cả bảng hệ thống TKKT, thay vào đó mình học từng loại một. Ví dụ: Đầu tiên là TK đầu 1 " tài sản ngắn hạn " - loại này có 24 TK bắt đầu bằng số thứ tự 1, trong đó bắt đầu hai số 11 là các loại tiền, có 3 tài khoản cấp 1 bắt đầu bằng hai số 11 là 111, 112, 113 - đây là các tài khoản rất quan trọng mà các bạn cần phải nhớ (- trên thực tế đây là những TK dễ nhớ nhất ). Lúc này bạn cứ tập trung học lần lượt từng loại TK ở cấp 1, việc học TK cấp 2 nên để đợt sau để tránh gây nhầm lẫn và chán nản khi học bảng hệ thống TKKT.
2) Các bạn có thể phân chia hệ thống TK này ra từng loại để học
TK Tài Sản |
Đầu 1 + Đầu 2 |
Phát sinh tăng ghi bên nợ; phát sinh giảm ghi bên có |
TK Nguồn Vốn |
Đầu 3 + Đầu 4 |
Phát sinh giảm ghi bên nợ; phát sinh tăng ghi bên có |
TK Doanh Thu |
Đầu 5 + Đầu 7 |
Mang tính chất Nguồn vốn |
TK Chi Phí |
Đầu 6 + Đầu 8 |
Mang tính chất Tài sản |
TK Xác định KQKD |
Đầu 9 |
|
3) Hoặc chúng ta có thể phân loại hệ thống TKKT theo cách sau để học:
Nhắc đến Tiền |
Nhớ đến TK đầu 1 |
Nhắc đến Chi Phi dài hạn + TSCD |
Nhớ đến TK đầu 2 |
Nhắc đến Nợ phải trả, các khoản phải nộp |
Nhớ đến TK đầu 3 |
Nhắc đến Vốn CSH |
Nhớ đến TK đầu 4 |
Nhắc đến Doanh thu |
Nhớ đến TK đầu 5; 7 |
Nhắc đến Chi phí |
Nhớ đến TK đầu 6; 8 |
Nhắc đến việc tập hợp CP và DT |
Nhớ đến TK đầu 9 |
***Lưu ý : việc học sẽ trở nên hiệu quả và sinh động hơn khi "học đi đôi với hành" , các bạn cố gắng học đến đâu hãy kết hợp với làm bài tập để có thể nhớ luôn được tài khoản, kết cấu của tài khoản đó, quan hệ đối ứng giữa các tài khoản.
Các bạn có thể tham khảo : bài tập định khoản kế toán có lời giải
***Các nguyên tắc định khoản kế toán cơ bản :
- Xác định Đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau
- Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên/ Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên
- Tổng giá trị Bên Nợ = Tổng giá trị Bên Có
- Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có.( Tuy nhiên: lưu ý Biến động tăng bên nào thì có số dư bên đó)
- Tổng Tài sản = Tổng Nguồn Vốn
Công ty kế toán Thiên Ưng - Dạy thực hành kế toán thực tế