Tài khoản kế toán là gì - hệ thống Tài khoản kế toán
1) Khái niệm tài khoản kế toán
TKKT là phương tiện để phản ánh các Nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là hoạt động liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Có thể là việc: Mua hàng/ Bán hàng/ Thu tiền/ Chi tiền,…
Ví dụ
Xuất Tiền Mặt để mua Hàng hóa
Đây là 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong đó đối tượng kế toán là tiền mặt và hàng hoá
Trên sổ sách thay vì, chúng ta phải ghi đầy đủ tên cho từng đối tượng kế toán. Ta dùng các Số hiệu tài khoản để mã hóa cho các đối tượng kế toán riêng biệt này.
Với đối tượng kế toán: Tiền mặt – mã hóa bởi số hiệu: TK 111
Hàng hóa – mã hóa bởi số hiệu: TK 156
=> Vậy TKKT là phương tiện trợ giúp cho người kế toán thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được nhanh hơn, không dài dòng mà vẫn phản ánh chi tiết về nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên, không có TKKT kế toán chúng ta vẫn thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách bình thường
2) Hệ thống TKKT theo từng quyết định:
- Theo quyết định 48/BTC gồm có 51 Tài khoản cấp 1 và 62 tài khoản cấp , 5 tài khoản ngoài bảng
- Theo quyết định 15/BTC gồm có 68 tài khoản cấp 1 và 122 TK cấp 2, 6 tài khoản ngoài bảng.
Trong đó:
TK cấp 1 – là TK bao gồm 3 chữ số.
TK cấp 2 – là TK bao gồm 3 chữ số ở TK cấp I và 1 chữ số cuối = 4 chữ số
TK cấp 3 – là TK bao gồm 4 chữ số ở TK cấp II và 1 chữ số cuối = 5 chữ số
Tùy vào yêu cầu quản lý của từng DN mà kế toán thực hiện hạch toán chi tiết đến TK cấp 2 hay TK cấp 3.
Có những DN chỉ sử dụng đến TK cấp 1, cấp 2. Tuy nhiên trong những DN sản xuất, xây dựng có thể sử dụng đến các TK cấp 3.
Xem thêm : Bảng hệ thống TKKT theo qđ 48
Lưu ý: Trường hợp DN sử dụng những TK nào thì trong Danh mục hệ thống Tài khoản thực hiện tại DN cần phải tập hợp được tất cả các TKKT đó. Ngoài DMTK là các TKKT do Nhà nước quy định, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của DN mà có thể bổ sung chi tiết cho từng TK…mục đích là phục vụ cho công tác hạch toán kế toán được chi tiết và chính xác.
Các loại TKKT thường sử dụng trong DN thực tế:
Tên TK |
Nhận biết trong hệ thống TKKT |
1. Tài sản ngắn hạn |
TK đầu 1( TK bắt đầu bằng số thứ tự 1) |
2. Tài sản dài hạn |
TK đầu 2 ( TK bắt đầu bằng số thứ tự 2) |
3. Nợ phải trả |
TK đầu 3 ( TK bắt đầu bằng số thứ tự 3) |
4. Vốn chủ sở hữu |
TK đầu 4 ( TK bắt đầu bằng số thứ tự 4) |
5. Doanh thu và doanh thu khác
( mang tính chất của TK nguồn vốn ) |
TK đầu 5, đầu 7 ( TK bắt đầu bằng số thứ tự 5, 7) |
6. Chi phí, chi phí khác
( mang tính chất tài sản) |
TK đầu 6, đầu 8 ( TK bắt đầu bằng số thứ tự 6, 8) |
7. TK xác định kết quả kinh doanh |
TK đầu 9 ( TK bắt đầu bằng số thứ tự 9) |