Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học làm kế toán thuế
Học làm kế toán trên phần mềm
Học làm kế toán trên Excel
Kế Toán Kho
Kế Toán Thiên Ưng
Các phương pháp kế toán hàng tồn kho

Có hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho

Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.
Sau đây, Kế Toán Thiên Ưng sẽ đưa ra bảng so sánh, phân biệt hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho này để các bạn áp dụng vào doanh nghiệp:

 
  Kê Khai Thường Xuyên Kiểm Kê Định Kỳ
Nội dung - Theo dõi thường xuyên, lên tục, có hệ thống;
- Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho;
- Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng nhập kho trong kỳ - trị giá hàng xuất kho trong kỳ.
 
- Không theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục;
- Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh nhập - xuất trong kỳ;
- Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng nhập kho trong kỳ - trị giá hàng tồn kho cuối kỳ. (cuối kỳ mới tính được)
(cuối kỳ kiểm kê, xác định hàng tồn kho; sau đó, kết chuyển trị giá hàng xuất trong kỳ)
 
Chứng từ SD    -  Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho;
-  Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá.     
-  Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho;
-  Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá.                                                                                                                                                                                                                                            
Cuối kỳ kế toán nhận chứng từ nhập xuất hàng hoá từ thủ kho, kiểm tra và phân loại chứng từ theo từng chủng loại, từng nhóm hàng hoá, ghi giá hạch toán và tính tiền cho từng chứng từ.
Các hạch toán Mọi tình hình biến động tăng giảm (nhập, xuất) và số hiện có của vật từ, hàng hóa đều được phản ánh trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho (TK 152, 153. 154, 156, 157). Mọi biến động của vật tư, hàng hoá (Nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hoá mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611 “Mua hàng”).
Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).
Ví dụ: Khi Mua HH Nợ TK 156
Nợ 1331 (Nếu có)
Có 111/112/331..
Nợ 611 – Mua hàng
Nợ 1331 (nếu có)
Có 111/112/331
Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê:
Nợ 156 / Có 611
Đối tượng áp dụng Các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp. . .) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao. . . Các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hoá, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hoá, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ. . .).
Ưu điểm + Xác định, đánh giá về số lượng và trị giá hàng tồn kho vào từng thời điểm xảy ra nghiệp vụ.
+ Nắm bắt, quản lý hàng tồn kho thường xuyên, liên tục, góp phần điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
+ Giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý (giữa thủ kho và kế toán).
 
Đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán.
Nhược điểm - Tăng khối lượng ghi chép hằng ngày, gây áp lực cho người làm công tác kế toán. Tuy nhiên, nhược điểm này được khắc phục khi doanh nghiệp tin học hoá công tác kế toán.
 
+ Công việc kế toán dồn vào cuối kỳ.
+ Công việc kiểm tra không thường xuyên trong tình hình nhập, xuất kho là liên tục sẽ gây hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán trong quản lý.
+ Khó phát hiện sai sót nếu khi kiểm kê hàng thực tế nhập kho không trùng với ghi sổ kế toán.
 
(Trong một doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho nêu trên)

Mời các bạn tham khảo thêm: Các phướng pháp tình giá xuất kho (giá vốn)  

- Dựa vào ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp hạch toán hàng tồn kho, DN có thể phân tích sự ảnh hưởng của mỗi phương pháp đến tổ chức công tác kế toán của DN, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp hạch toán thích hợp, mang lại hiệu quả trong công việc.
 - Phương pháp KKTX thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp…) và các DN thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như xe hơi, máy móc…

+ Theo phương pháp này người làm công tác kế toán có thể giúp chủ DN biết được mặt hàng nào đang được tiêu thụ nhanh chóng để kịp thời mua thêm hàng nhập kho dự trữ và bán hàng, hay mặt hàng nào bị ứ đọng, khó tiêu thụ để nhanh chóng tìm giải pháp tiêu thụ hàng, thu hồi vốn; vì DN kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, nếu để ứ đọng hàng nhiều sẽ dẫn đến ứ đọng vốn lớn,  kinh doanh không đạt hiệu quả.
+ Quá trình hoạt động giữa kế toán, thủ kho và phòng kinh doanh được diễn ra liên tục thông qua việc giao nhận các chứng từ.

 - Phương pháp KKĐK thường áp dụng ở các DN kinh doanh mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách…như các nguyên phụ liệu để may mặc (kim, chỉ, khuy áo,…) và các đơn vị sản xuất ra 1 loại sản phẩm, hàng hoá nào đó vì trong trường hợp này mới tính được tương đối chính xác giá thành.

+ Vì các mặt hàng có nhiều chủng loại và có giá trị thấp nên nếu lựa chon phương pháp KKTX sẽ mất nhiều thời gian của công tác kế toán và có thể không mang lại hiệu quả vì độ chính xác không cao;
+ Theo phương pháp này khối lượng công việc kế toán dồn vào cuối kỳ lớn nên có thể gặp nhiều sai sót và khó điều chỉnh;
+ Trong kỳ, chủ DN không thể nắm bắt tình hình tồn, nhập, xuất kho hàng hoá của DN thông qua kế toán dẫn đến chậm trễ khi đưa ra các quyết định.

- Lựa chon phương pháp thích hợp giúp công tác kế toán được hoạt động thuân lợi hơn, mang tính chính xác cao hơn và một phần giúp DN kinh doanh đạt hiệu quả dựa trên các báo cáo của kế toán. 

Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 15 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
GIẢM 30% KHÓA HỌC THỰC HÀNH KẾ TOÁN THỰC TẾ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kinh nghiệm quản lý hàng tồn kho
Chia sẻ Kinh nghiệm quản lý hàng tồn kho cho các bạn làm kế toán kho
Cách viết phiếu nhập kho hàng hóa
Hướng dẫn cách viết phiếu nhập kho khi hàng về kho
Cách viết phiết xuất kho
Hướng dẫn cách viết phiếu xuất kho hàng hóa khi bán hàng, cung ứng vật tư
Cách tính giá Xuất Kho hàng hóa theo các phương pháp - có ví dụ tính cụ thể
Hướng dẫn cách tính giá Xuất Kho hoàng hóa, CCDC, NVL theo các phương pháp Bình quân gia quyền, nhập trước xuấ...
Mẫu Phiếu Xuất Kho - Mẫu số 02 - VT
Mẫu Phiếu Xuất Kho - Mẫu số 02 - VT được ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC và TT 200/2014/TT- BTC
Mẫu Phiếu Nhập Kho - Mẫu số: 01 - VT
Mẫu Phiếu Nhập Kho - Mẫu số: 01 - VT Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC và TT số 200/2014/TT - BTC
Hotline : Tư Vấn Khóa Học: 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về Thiên Ưng

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515
Email: ketoanthienung@gmail.com





 
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
 DMCA.com Protection Status
 
Giảm 30% Khóa Học Thực Hành Kế Toán
Giảm 30% Khóa Học Thực Hành Kế Toán
Công ty kế toán Thiên Ưng - tiêu chuẩn chất lượng iso
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại