Thủ tục hủy hóa đơn được hướng dẫn chi tiết tại điều 29 của thông tư 39/2014/TT-BTC - hướng dẫn mới nhất về hóa đơn
1. Các trường hợp được Hủy hóa đơn:
- Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hoá đơn.
- Không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn: Viết cách quyển, chuyển địa điểm (không muốn tiếp tục sử dụng), chia, tách, giải thể, sáp nhập công ty....
2. Thủ tục hủy hóa đơn:
- Lập Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy.
- Thành lập Hội đồng hủy hoá đơn. Hội đồng huỷ hoá đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.
( Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hoá đơn)
- Các thành viên Hội đồng hủy hoá đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
- Hồ sơ hủy hoá đơn gồm:
+ Quyết định thành lập Hội đồng hủy hoá đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
+ Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hoá đơn nếu số hoá đơn cần huỷ không liên tục);
+ Biên bản hủy hóa đơn;
+ Thông báo kết quả hủy hoá đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hoá đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện huỷ hoá đơn.
Chú ý:
- Các trường hợp hủy hóa đơn này không bao gồm hóa đơn đã lập sai.
- Khi làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn các bạn cho những hóa đơn hủy này vào mục hủy.