Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học làm kế toán thuế
Học làm kế toán trên phần mềm
Học làm kế toán trên Excel
Bảo Hiểm: XH - YT - TN
Kế Toán Thiên Ưng
QUY ĐỊNH VỀ KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN MỚI NHẤT

 Nghị định 191/2013/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

1. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
- Cơ quan nhà.mức đóng kinh phí công đoàn
- Tổ chức chính trị - xã hội  - nghề nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt.
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

2. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn.

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
 
Nếu không đóng sẽ bị xử phạt theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/11/2015.:
Mức phạt không đóng kinh phí công đoàn
3. Phương thức đóng kinh phí công đoàn
- Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
- Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
4. Nguồn đóng kinh phí công đoàn
-  Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
-  Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.
-  Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
-  Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.
 
=>  Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2014. Riêng quy định về mức đóng phí công đoàn tại mục 2 đã có hiệu lực thi hành.

Vậy doanh nghiệp dù đã có tổ chức công đoàn hay chưa vẫn phải đóng kinh phí công đoàn 2% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.\
5. Địa chỉ đóng kinh phí công đoàn
Doanh nghiệp thực hiện đóng kinh phí công đoàn (KPCĐ) tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận (huyện) nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ( lưu ý trong trường hợp DN chưa nộp KPCĐ lần nào nên liên hệ với liên đoàn lao động quận để được hướng dẩn cách tính tỷ lệ trích nộp và các giấy tờ cần thiết phải nộp 6 tháng hay 1 năm).
 
THỦ TỤC NỘP TIỀN KPCĐ (2% ∑Lương đóng BHXH)
Tất cả DN đang hoạt động và bắt đầu tham gia đóng bảo hiểm cho nhân viên, yêu cầu lên Liên đoàn lao động quận để đóng KPCĐ . Đóng tiền trực tiếp tại Liên đoàn lao động.

KPCĐ phải nộpTổng lương tham gia bảo hiểm của toàn bộ nhân viên trong công ty X 2% 
-         Đối với DN mới hoạt động  sẽ đóng  bình thường cho tháng đầu tiên và tiếp nối các tháng sau đó.
-         Những DN hoạt động được 1 thời gian mà chưa đóng sẽ bị truy thu trở lại từ tháng bắt đầu đóng KPCĐ . Số tiền được tính tương tự  như trên.
KPCĐ là khoản tiền bắt buộc mà mỗi DN phải có nhiệm vụ đóng cho Liên đoàn. Những DN nào muốn tham gia Tổ chức Công đoàn thì yêu cầu ghi tên nhân viên muốn tham gia vào DS CBCNVC LĐ  XIN RA NHẬP TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (đơn sẽ được cấp). Danh sách này không có tên Giám đốc.
Khi đơn vị tham gia tổ chức công đoàn thì hàng tháng, ngoài số tiền 2%KPCĐ ra, DN sẽ phải nộp thêm 1% nữa là Đoàn phí Công Đoàn ( Số tiền trích ra từ NLĐ). Tổ chức Công đoàn là tự nguyện nên chỉ cần thiết cho nhân viên nào muốn tham gia.
-         Đối với khoản KPCĐ, hàng tháng DN sẽ được lấy lại 69% số tiền đã nộp. Nếu ít có thể để cuối năm quyết toán lại cho cả năm.
Để lấy lại được 69% đó. DN phải tập hợp được đầy đủ chứng từ Chi đã Chi thực tế cho người lao động trong DN (chi tiết xem tại HƯỚNG DẪN 2212/HD-TLĐ NĂM 2018 VỀ XÂY DỰNG DỰ TOÁN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2019 DO TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM BAN HÀNH
)
-         Đối với khoản Đoàn phí CĐ chúng ta được giữ  40% lại cho DN, mà không cần phải nộp hết rồi mới quyết toán.
 Mâu giấy nộp tiền kinh phí công đoàn

 
Doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn theo Mức 2% tổng lương tham gia BH của nhân viên
Còn người lao động nếu tham gia tổ chức công đoàn phải đóng đoàn phí công đoàn: 1% tiền lương tham gia BHXH
Chi tiết xem tại đây: Mức đóng đoàn phí công đoàn

TÌM HIỂU VỀ CÔNG ĐOÀN:

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
 
1. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở:
a. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, được thành lập ở các Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất năm đoàn viên Công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
12. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở theo Điều 16 thực hiện như sau: 
 
12.1. Tổ chức cơ sở của công đoàn là nền tảng của tổ chức công đoàn. 
 
a. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; cơ quan xã, phường, thị trấn; các cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hạch toán độc lập; các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ hai điều kiện: 
 
- Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam. 
 
- Có tư cách pháp nhân. 
 
b. Được phép thành lập công đoàn cơ sở ghép trong những trường hợp sau: 
 
- Các cơ quan, đơn vị có đủ tư cách pháp nhân nhưng có dưới 20 đoàn viên hoặc dưới 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn; 
 
- Các cơ quan, đơn vị có trên 20 đoàn viên hoặc trên 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn nhưng không có tư cách pháp nhân hoặc, tư cách pháp nhân không đầy đủ. 
 
- Các doanh nghiệp có đủ điều kiện về đoàn viên, có tư cách pháp nhân nhưng có chung chủ sở hữu hoặc cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động trên địa bàn nếu tự nguyện liên kết thì thành lập công đoàn cơ sở có cơ cấu tổ chức công đoàn cơ sở thành viên. 
 
12.2. Nghiệp đoàn do liên đoàn lao động cấp huyện hoặc công đoàn ngành địa phương quyết định thành lập, giải thể và chỉ đạo hoạt động. 
 
12.3. Công đoàn cơ sở thành viên do công đoàn cơ sở quyết định thành lập sau khi được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đồng ý. Công đoàn cơ sở chỉ đạo toàn diện đối với công đoàn cơ sở thành viên và phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn cho công đoàn cơ sở thành viên. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thành viên gồm: 
 
- Là tổ chức không có tư cách pháp nhân hoặc có tư cách pháp nhân không đầy đủ đang chịu sự chi phối trực tiếp của doanh nghiệp, đơn vị có công đoàn cơ sở. 
 
- Công đoàn cơ sở có nhu cầu thành lập công đoàn cơ sở thành viên. 
 
b. Công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn có các đơn vị công tác, sản xuất khác nhau nếu cần thiết thì thành lập công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, tổ công đoàn. Công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận do công đoàn cơ sở, hoặc công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn chỉ đạo hoạt động và phân công nhiệm vụ. Tổ công đoàn do công đoàn cơ sở, hoặc công đoàn cơ sở thành viên, hoặc công đoàn bộ phận thành lập và chỉ đạo hoạt động.
 
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 12 Hướng dẫn 238/HD-TLĐ năm 2014
 
 
13. Trình tự thành lập công đoàn cơ sở theo Điều 17 thực hiện như sau: 
 
13.1. Tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở: 
 
a. Người lao động có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 
 
Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự tập hợp, bầu trưởng ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp có một người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động, nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn. 
 
Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ sau khi bầu được ban chấp hành công đoàn cơ sở. 
 
b. Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở ghép nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mỗi đơn vị phải có ít nhất ba người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam và có ít nhất một đại diện trong ban vận động thành lập công đoàn cơ sở. 
 
13.2. Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở: 
 
a. Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở đề nghị công đoàn cấp trên hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở. 
 
b. Nội dung hội nghị thành lập công đoàn cơ sở gồm: 
 
- Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở. 
 
- Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn. 
 
- Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở. 
 
- Bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở. 
 
- Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở. 
 
c. Việc bầu cử ban chấp hành công đoàn tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá một phần hai (1/2) so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu. 
 
13.3. Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở gồm có: 
 
a. Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở. 
 
b. Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động. 
 
c. Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở. 
 
d. Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở (có trích ngang lý lịch kèm theo). 
 
13.4. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên, ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra có trách nhiệm tổ chức đại hội lần thứ nhất. 
 
Trường hợp quá 12 tháng chưa tổ chức được đại hội thì thực hiện theo điểm b, mục 9.3, Chương II Hướng dẫn này. 
 
13.5. Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: 
 
a. Cán bộ công đoàn cấp trên có quyền và trách nhiệm tiếp cận người lao động tại nơi làm việc và ngoài nơi làm việc để tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn. 
 
b. Hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người lao động thành lập công đoàn cơ sở: 
 
Khi người lao động tổ chức ban vận động hoặc khi có đề nghị về việc thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm cử cán bộ đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nơi chuẩn bị thành lập công đoàn cơ sở để trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ giúp đỡ việc tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở. Mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ tổ chức một ban vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp người lao động tổ chức nhiều ban vận động trong cùng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người lao động liên kết thành một ban vận động, hoặc chỉ định thành viên của ban vận động thành lập công đoàn cơ sở. 
 
c. Thẩm định, quyết định công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở: 
 
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm: 
 
- Thẩm định quá trình tổ chức ban vận động, tập hợp người lao động, đảm bảo tính tự nguyện, khách quan; quá trình tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở và bầu ban chấp hành theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đảm bảo tính đại diện đối với tập thể người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 
 
- Trường hợp đủ điều kiện công nhận thì ra các quyết định công nhận, bao gồm: 
 
+ Quyết định công nhận đoàn viên, theo danh sách đoàn viên. 
 
+ Quyết định công nhận công đoàn cơ sở. 
 
+ Quyết định công nhận ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành. Thời gian hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra không quá 12 tháng. 
 
- Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thông báo không công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở. Đồng thời cử cán bộ công đoàn trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn; quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 17, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
 
Tài chính Công đoàn dùng để chi các khoản sau đây:
a. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;
b. Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
c. Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh;
d. Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
đ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn;
e. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động;
g. Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
h. Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên Công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
i. Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
k. Trả lương cán bộ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Công đoàn không chuyên trách;
l. Chi cho hoạt động của bộ máy Công đoàn các cấp;
m. Các nhiệm vụ chi khác.
 
Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 51 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Những điểm mới về bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng từ 2015
Từ ngày 01/01/2015, chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ thực hiện theo quy định của Luật Việc làm 2013, thay...
Những điểm mới về BẢO HIỂM Y TẾ năm 2015
Tổng hợp những điểm mới đáng chú ý trong Luật bảo hiểm y tế năm 2015
Mẫu Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo Mẫu số 03 Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện, ban hành Thông tư 28/2015/TT-BL...
Quy định về bảo hiểm y tế năm 2016
Các quy định hướng dẫn mới nhất về bảo hiểm y tế năm 2016: đối tượng tham gia bắt buộc, mức tiền lương, mức hư...
Mức đóng đoàn phí công đoàn 2016
Quy định về mức đóng đoàn phí công đoàn của đoàn viên năm 2016 theo hướng dẫn số 258/HD-TLĐ để hướng dẫn một s...
Điều kiện hưởng chế độ hưu trí mới nhất
Điều kiện được hưởng chế độ hưu trí mới nhất theo luật BHXH mới 2016 theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫ...
Hotline : Tư Vấn Khóa Học: 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về Thiên Ưng

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515
Email: ketoanthienung@gmail.com





 
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
 DMCA.com Protection Status
 
Giảm 30% Khóa Học Thực Hành Kế Toán
Giảm 30% Khóa Học Thực Hành Kế Toán
Công ty kế toán Thiên Ưng - tiêu chuẩn chất lượng iso
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại