Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học làm kế toán thuế
Học làm kế toán trên phần mềm
Học làm kế toán trên Excel
Mô Tả Công Việc Kế Toán
Kế Toán Thiên Ưng
Mô tả công việc của một kế toán thuế phải làm trong doanh nghiệp

Kế toán thuế là một bộ phận không thể thiếu trong mọi loại hình của doanh nghiệp, tuy nhiên công việc của kế toán thuế phải làm trong doanh nghiệp không quá phức tạp vì gần như mọi việc đều phải  làm theo quy định của Luật thuế. mô tả công việc của nhân viên kế toán thuế

Vì vậy các bạn muốn làm tốt được công việc của một người kế toán thuế thì trước hết phải thường xuyên cập nhập và am hiểu các sắc thuế, luật thuế hiện hành mới nhất, và rất cần sự khéo léo để vận dụng các thông tư nghị định một cách linh hoạt.
Dưới đây là những mô tả về công việc của kế toán thuế
cụ thể cần phải làm :
a.     Các công việc chính   
  • Đối với công ty mới thành lập thì kế toán thuế cần lập tờ khai  thuế môn bài vào nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế.
  • Hàng ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán.
  • Cuối tháng lập báo cáo  thuế GTGT, thuế TNCN và nộp tiền thuế cho cơ quan thuế(nếu có).
  • Hàng quý làm báo cáo thuế tháng của quý đó và báo cáo quý cho thuế GTGT,thuế TNCN, thuế TNDN và báo cáo sử dụng hóa đơn.
  • Cuối năm lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối năm, báo cáo thuế TNDN quý IV và báo cáo quyết toán thuế TNCN.
b.      Trách nhiệm của kế toán thuế:
  • Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh.
  • Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào và đầu ra.
  • Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu.
  • Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của công ty và phân loại theo thuế suất.
  • Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỷ lệ phân bổ đàu ra được khấu trừ.
  • Theo dõi tình hình nộp ngân sách,tồn đọng ngân sách và hoàn thuế của công ty.
  • Kết hợp cùng kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán.
  • Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng kí đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
  • Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh.
  • Lập báo cáo tổng hợp thuế  theo định kì hoặc đột suất.
  • Kiểm tra, truy tìm  các hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan.
  • Hằng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở, toàn công ty.
  • Kiểm tra, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế.
  • Lập bảng kê danh sách dự trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT  theo  thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
  • Cập nhật kịp thời các thông tin, chính sách mới về luật thuế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
  • Cập nhật, theo dõi tình hình sử dụng trao đổi hóa đơn.
  • Chấp hành nguyên tắc bảo mật.
  • Kiểm tra, đối chiếu biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.
c.      Quyền hạn của kế toán thuế :
-       Đề xuất hướng xử lý các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh ,hoặc thanh huỷ theo qui định của Luật thuế hiện hành .
-       Nhận xét đánh giá khi có chênh lệch số liệu giữa báo cáo thuế và quyết toán .
-       Hướng dẫn kế toán cơ sở thực hiện việc kê khai báo cáo thuế theo đúng qui định .
-       Các công việc khác có liên quan đến thuế .

SAU ĐÂY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG SẼ DIỄN GIẢI CÔNG VIỆC CỤ THỂ CỦA KẾ TOÁN THUẾ THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN:

Tuỳ vào thực tế hoạt động kinh doanh của DN mà bộ máy kế toán được xây dựng đầy đủ hay khuyết thiếu các thành viên kế toán. Tuy nhiên, đầy đủ hay khuyết thiếu thì vị trí kế toán Thuế là không thể thiếu tại DN. Vậy khi xét công việc của Kế toán Thuế, chúng ta đi theo trình tự thời gian
1) Hàng Ngày:
a) Thu thập, xử lý, sắp xếp và lưu trữ các Hoá đơn, Chứng từ kế toán
+ Thu thập là gì? Là tập hợp toàn bộ hoá đơn chứng từ kế toán phát sinh trong quá trình DN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thu thập   Trong DN: Phát sinh khi DN bán hàng hoá cung ứng dịch vụ cho KH, theo quy định phải xuất hoá đơn… chứng từ kế toán cần thu thập: Hoá đơn đầu ra, Phiếu Xuất kho, Phiếu thu, Giấy báo Có,…
  Ngoài DN: Phát sinh khi DN đi mua hàng hoá dịch vụ về phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, để ghi nhận TS mua, đưa vào làm CP được trừ khi tính thuế TNDN… Chứng từ kế toán cần thu thập: Hoá đơn đầu vào, Phiếu Nhập kho, Phiếu Chi, Giấy báo Nợ,…
Ngoài ra, các bạn cần phải thu thập được: Hợp đồng kinh tế/ Đơn đặt hàng/ Biên bản thanh lý Hợp đồng kinh tế, Báo giá, Phiếu yêu cầu,….
+ Xử lý: là việc kiểm tra phân tích về tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý của Hoá đơn, chứng từ kế toán
- Tính Hợp Pháp:
          * Hoá đơn: phải được tạo theo đúng mẫu quy định của Bộ tài chính( TT39/2014/TT-BTC). Lưu ý với Hoá đơn đặt in, để đủ tính Hợp pháp, trước khi đưa vào sử dụng phải thông báo phát hành hoá đơn với Cơ quan Thuế quản lý DN.
          * Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, xuất kho,… phải được tạo theo đúng mẫu quy định của Chế độ kế toán DN lựa chọn
Về chế độ kế toán: đây là những quy định chung trong công tác hạch toán ghi sổ kế toán, hiện nay về việc lựa chọn chế độ kế toán cho DN, chúng ta có:
+ TT200/2014/TT-BTC ( thay thế hoàn toàn QD15/2006/QĐ-BTC) dành cho DN có Quy mô lớn, hoặc vốn kinh doanh là 100% vốn nước ngoài.
+ QD48//2006/QĐ-BTC dành cho DN của quy mô vừa và nhỏ.
Các bạn mở Giáo trình trang …. Giáo viên lấy ví dụ cho Hoá đơn, Phiếu nhập kho, phiếu chi.
- Tính Hợp Lệ: Nội dung trên Hoá đơn chứng từ kế toán phải được phản ánh đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, không tẩy xoá, ghi chồng đè lên Hoá đơn chứng từ kế toán, không sử dụng mực màu đỏ,….
- Tính Hợp Lý: Nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ kế toán phải liên quan, phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
VD: Công ty Thiên Ưng chuyên về kinh doanh buôn bán các thiết bị điện tử, điện lạnh và dịch vụ đào tạo kế toán. Giả định Thiên Ưng mua về 1 máy xúc, máy ủi… thì Chứng từ ghi nhận đối tượng này là không hợp lý.
+ Sắp xếp: sau khi Hoá đơn chứng từ kế toán được thu thập và xử lý, chúng ta đưa vào sắp xếp. Việc sắp xếp có thể theo các cách:
- Sắp xếp theo loại Chứng từ
- Sắp xếp theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Việc sắp xếp theo cách nào là tuỳ lựa chọn của DN, Nhưng đều phải đảm bảo sắp xếp có hệ thống, theo trình tự thời gian và có thể so sánh được
+ Lưu trữ:
          - Đối với các Chứng từ kế toán không làm căn cứ kê khai tính thuế, hạch toán ghi sổ kế toán: lưu trữ tối thiểu trong vòng 05 năm. VD: Hợp đồng kinh tế, Đơn đặt hàng, Báo giá,…
          - Đối với các Chứng từ kế toán làm căn cứ kê khai tính thuế, hạch toán ghi sổ kế toán: lưu trữ tối thiểu trong vòng 10 năm. VD: Hoá đơn, Phiếu Nhập kho, xuất kho, phiếu thu, phiếu chi,…
          - Đối với các Chứng từ kế toán có liên quan đến An ninh Quốc phòng lưu trữ tối thiểu trong vòng 20 năm.
b) Cập nhật các Thông tư, Nghị định, Văn bản pháp luật mới nhất về Thuế.
Phân tích cho học viên việc lựa chọn trang web tin tưởng để tải về các TT/ ND/ VB pháp luật.
Tongcucthue                    thuvienphapluat               Ketoanthienung.vn
Nhantokhai                      Webketoan                      Ketoanthienung.com
 
2) Hàng tháng: Căn cứ vào Hoá đơn chứng từ kế toán đã thu thập ở Hàng Ngày, đến tháng DN phải thực hiện lập các tờ khai báo cáo thuế:
a) Tờ khai thuế GTGT: DN có tổng Doanh thu năm trước liền kề trên 50 tỷ.
b) Tờ khai Thuế TNCN: DN kê khai Thuế GTGT theo Tháng và có tổng số Thuế TNCN phải khấu trừ từ 50tr trở lên.
c) Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn: DN có rủi ro cao về Thuế
Giáo viên giải thích: thế nào là DN có rủi ro cao về Thuế?
          - DN sau khi được Cơ quan Thuế kiểm tra và đưa ra kết luận được thành lập với mục đích mua bán Hoá đơn.
          - DN nợ đọng tiền Thuế nhiều.
Hạn nộp: hạn chót là ngày 20 tháng liền kề.
Ví dụ: Nộp Tờ khai T1/2015 => Hạn chót phải nộp là ngày 20/02/2015
3) Hàng Quý: lập các tờ khai báo cáo Thuế theo quy định:
a) Tạm tính thuế TNDN theo Quý.
          TT151/2014/TT-BTC kể từ Quý IV/2014 DN không phải lập tờ khai thuế TNDN tạm tính mà chỉ Ước tính ra 1 số Thuế TNDN phải nộp vào NSNN hạn theo Quý.
b) Tờ khai Thuế GTGT
          - DN mới thành lập
          - DN có tổng Doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ trở xuống.
c) Tờ khai Thuế TNCN
          - DN kê khai Thuế GTGT theo Quý
          - DN kê khai Thuế GTGT theo Tháng và có tổng số thuế TNCN phải khấu trừ dưới 50tr.
d) Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn: DN không có rủi ro về Thuế, bao gồm: DN mới thành lập và DN đã và đang hoạt động.
Hạn nộp: Hạn chót là ngày 30 tháng đầu tiên thuộc Quý tiếp theo liền kề.
VD: Tờ khai Quý I/ 2015 => Hạn chót phải nộp là 30/04/2015.
Nhưng 30/04 và 01/05 lại là ngày nghỉ lễ tết theo quy định vì vậy được chuyển 02/05
=> Trường hợp hạn cuối rơi vào ngày nghỉ lễ, tết theo quy định, DN được chuyển về ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ( TT156/2013/TT-BTC)
4) Hàng Năm:
a) Đầu năm: Nộp tiền Thuế Môn bài theo mức quy định, hạn chót là ngày 30/01/ năm Tài chính
b) Cuối năm: Nộp các tờ khai báo cáo thuế, bao gồm:
          - Tờ khai Quyết toán Thuế TNDN
          - Tờ khai Quyết toán Thuế TNCN
          - Báo cáo tài chính
Hạn nộp: Hạn chót là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm Tài chính cũ.

(Ví dụ như hạn nộp báo cáo tài chính năm 2014 là ngày 31/3/2015)
 

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG XIN CHÚC CÁC BẠN LÀM TỐT
Tham khảo thêm: Kinh nghiệm làm kế toán Thuế trong doanh nghiệp

Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 71 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
GIẢM 30% KHÓA HỌC THỰC HÀNH KẾ TOÁN THỰC TẾ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mô tả công việc của một kế toán công nợ trong doanh nghiệp
Tùy từng bộ phận kế toán khác nhau mà công việc của mỗi nhân viên kế toán cũng có những đặc thù riêng biệt. Vậ...
Mô tả công việc của kế toán kho trong doanh nghiệp
Mô tả những công việc mà nhân viên kế toán kho cần phải làm trong doanh nghiệp thực tế
Mô tả công việc của một kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp
Bài viết mô tả những công việc thực tế của nhân viên kế toán tài sản cố định cần phải làm trong doanh nghiệp
Mô tả công việc của kế toán bán hàng cần phải làm trong doanh nghiệp
Công ty kế toán Thiên Ưng xin trình bày cụ thể công việc của kế toán bán hàng cần phải làm trong doanh nghiệp
Mô tả công việc của kế toán thanh toán trong doanh nghiệp
Bài viết mô tả cụ thể công việc của một kế toán thanh toán sẽ làm trong doanh nghiệp thực tế
Mô tả công việc của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp
Dưới đây là những mô tả chi tiết về công việc của kế toán tổng hợp cần làm trong doanh nghiệp thực tế
Hotline : Tư Vấn Khóa Học: 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về Thiên Ưng

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515
Email: ketoanthienung@gmail.com





 
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
 DMCA.com Protection Status
 
Giảm 30% Khóa Học Thực Hành Kế Toán
Giảm 30% Khóa Học Thực Hành Kế Toán
Công ty kế toán Thiên Ưng - tiêu chuẩn chất lượng iso
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại