Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học làm kế toán thuế
Học làm kế toán trên phần mềm
Học làm kế toán trên Excel
Sổ Sách - Báo Cáo
Kế Toán Thiên Ưng
Mẫu và Cách ghi Bảng cân đối số phát sinh theo Thông tư 200 - Mẫu số S06-DN

Bảng cân đối số phát sinh tài khoản dùng để làm gì?

Bảng cân đối số phát sinh tài khoản dùng để ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên Báo cáo tài chính
 

1. Mẫu Bảng cân đối số phát sinh tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC là Mẫu số S06-DN

Đơn vị:Công ty kế toán Thiên Ưng
Địa chỉ:……Hà Nội + Tp.HCM…..
Mẫu số S06-DN
 (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
   
 

Bảng cân đối số phát sinh

Tháng... năm ...
 
 
Số hiệu Tên Số dư đầu tháng Số phát sinh trong tháng Số dư cuối tháng
tài khoản tài khoản kế toán Nợ Nợ Nợ
A B 1 2 3 4 5 6
   
 
 
 
 
 
 
 
           
  Tổng cộng            
 
 

    Ngày..... tháng.... năm .......
Người ghi sổ
(Ký, họ tên) 
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

2. Cách ghi Bảng cân đối số phát sinh tài khoản - Mẫu số S06-DN

 Bảng Cân đối số phát sinh được lập dựa trên Sổ Cái và Bảng cân đối số phát sinh kỳ trước.
 
Trước khi lập Bảng cân đối số phát sinh phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.
 
Số liệu ghi vào Bảng cân đối số phát sinh chia làm 2 loại:
- Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1,2 Số dư đầu tháng), tại thời điểm cuối kỳ (cột 5, 6 Số dư cuối tháng), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.
 
- Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4 Số phát sinh trong tháng) trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.
- Cột A, B: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 2 mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích.
- Cột 1, 2- Số dư đầu tháng: Phản ánh số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ (Số dư đầu kỳ báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối tháng” của Bảng Cân đối số phát sinh kỳ trước.
- Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh luỹ kế từ đầu tháng” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.
- Cột 5,6 “Số dư cuối tháng”: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu tháng (cột 1, 2), số phát sinh trong tháng (cột 3, 4) trên Bảng cân đối số phát sinh tháng này. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối số phát sinh tháng sau. 

Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối số phát sinh. Số liệu trong Bảng cân đối số phát sinh phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:
Tổng số dư Nợ (cột 1), Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3), Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5) Tổng số dư Có (cột 6).
 
Ngoài việc phản ánh các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối số phát sinh còn phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.
 

3. Mẫu Bảng cân đối số phát sinh tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC trên Excel

Mẫu Bảng cân đối số phát sinh tài khoản theo Thông tư 200
 
 
Bạn nào cần lấy Mẫu Bảng cân đối số phát sinh tài khoản theo TT 200 dạng file Word và Excel thì để lại thông tin ở cuối Website hoặc gửi vào Email: Hotroketoan68@gmail.com để được gửi nhé.
 

Xem thêm: Mẫu và Cách ghi sổ tiền gửi ngân hàng

Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 2 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm 25% học phí khóa học kế toán online
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hướng dẫn lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Hướng dẫn lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quyết định 48 của bộ tài chính (Mẫu biểu B02-DNN)
Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 – DN) theo quyết định 15
Mẫu và Cách ghi Sổ tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 200 - Mẫu số: S08- DN
Hướng dẫn cách lập Sổ tiền gửi ngân hàng - Mẫu số: S08- DN theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Mẫu Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200 - Mẫu số B01-DN
Mẫu Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01-DN theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Hướng dẫn cách lập Bảng cân đối kế toán theo TT 200/2014/TT-BTC
Hướng dẫn chi tiết cách lập Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu B01-DN)
Quy định về sổ sách kế toán
Quy định về sổ sách kế toán theo Luật kế toán 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017
Hotline : Tư Vấn Khóa Học: 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về Thiên Ưng

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515
Email: ketoanthienung@gmail.com





 
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
 DMCA.com Protection Status
 
Giảm giá 25% học phí khóa học thực hành kế toán
Giảm giá 25% học phí khóa học thực hành kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng - tiêu chuẩn chất lượng iso
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại