I. Trách nhiệm của người lao động:
Người lao động nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại điều 9 của Quyết định 636/QĐ-BHXH nêu trên cho người sử dụng lao động nơi đang đóng BHXH.
2. Trường hợp con chết sau khi sinh: Ngoài hồ sơ nêu tại Điểm 2.1 Khoản này thì nộp thêm hồ sơ quy định tại các Tiết 2.2.1 Điểm 2.2 Khoản 2; Tiết 5.3.1 Điểm 5.3 Khoản 5; Tiết 6.3.1 Điểm 6.3 Khoản 6 Điều 9 cho người sử dụng lao động nơi đang đóng BHXH.
3. Trường hợp sau khi sinh con, nhận con, người mẹ chết hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con.
3.1. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp: Người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con nộp hồ sơ quy định tại Điểm 2.1; các Tiết 2.2.2, 2.2.3 và 2.2.4 Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 9 hoặc hồ sơ theo quy định tại Điểm 6.1, 6.2 và Tiết 6.3.2 Điểm 6.3 Khoản 6 Điều 9 cho người sử dụng lao động nơi người mẹ đóng BHXH;
3.2. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH và đều đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì người cha:
- Nộp hồ sơ quy định tại Tiết 2.3.1 Điểm 2.3 Khoản này cho người sử dụng lao động nơi người mẹ đóng BHXH đối với trường hợp mẹ tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp (để giải quyết trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp cho thời gian người mẹ hưởng khi còn sống hoặc giải quyết trợ cấp đối với người cha trong trường hợp người cha tham gia BHXH nhưng không nghỉ việc);
- Nộp hồ sơ như quy định tại Tiết 2.3.1 Điểm 2.3 Khoản này cho người sử dụng lao động nơi người cha đóng BHXH để hưởng trợ cấp cho thời gian hưởng của người cha sau khi mẹ chết;
3.3. Trường hợp chỉ có người cha tham gia BHXH thì người cha nộp hồ sơ quy định tại Tiết 2.3.1 Điểm 2.3 Khoản này (trừ Tiết 2.2.3 Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 9) cho người sử dụng lao động nơi người cha đóng BHXH;
4. Lao động nữ mang thai hộ nộp hồ sơ quy định tại các Điểm 5.1, 5.2 và Tiết 5.3.3 Điểm 5.3 Khoản 5 Điều 9 cho người sử dụng lao động nơi đang đóng BHXH.
5. Lao động nam có vợ sinh con hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP nộp hồ sơ quy định tại Khoản 4 Điều 9 cho người sử dụng lao động nơi đóng BHXH.
6. Lao động nữ nhờ mang thai hộ hoặc thân nhân lao động nữ nhờ mang thai hộ nộp hồ sơ quy định tại các Điểm 6.1, 6.2 và Tiết 6.3.2 Điểm 6.3 Khoản 6 Điều 9 cho người sử dụng lao động nơi đang đóng BHXH.
7. Người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ quy định tại Khoản 9 Điều 9 cho BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện nơi cư trú và đăng ký hình thức nhận tiền trợ cấp theo một trong các hình thức thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.
3. Số lượng hồ sơ: 01 bản;
4. Thời hạn nộp hồ sơ: Không quá 45 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc.
5. Người lao động đang đóng BHXH có trách nhiệm đăng ký với người sử dụng lao động về việc nhận trợ cấp theo một trong các hình thức: Thông qua người sử dụng lao động; thông qua tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng; trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.
II. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Hướng dẫn người lao động hoặc thân nhân người lao động lập hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 11.
2. Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ đối với từng người lao động theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 8; các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 9.
3. Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN và quy định của chính sách để quyết định về số người lao động và số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN theo quy định; trường hợp tại đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập Công đoàn cơ sở thì người sử dụng lao động quyết định.
4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động, người sử dụng lao động lập Danh sách theo mẫu C70a-HD quy định tại Khoản 3 Điều 8, Khoản 8 Điều 9 và Điều 10 nộp 01 bản cho cơ quan BHXH nơi đơn vị đang đóng BHXH kèm theo hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản của từng người lao động cùng bản điện tử (theo định dạng của BHXH Việt Nam) Danh sách theo mẫu C70a-HD nêu trên.
5. Trong trường hợp người lao động nhận trợ cấp thông qua người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả đến người lao động trong thời hạn tối đa 03 ngày kể từ khi nhận được tiền và Danh sách theo mẫu C70b-HD do cơ quan BHXH chuyển đến.
6. Lưu trữ theo quy định Danh sách theo mẫu C70a-HD; Danh sách theo mẫu C70b-HD.
III. Trách nhiệm của cơ quan BHXH
Tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ người lao động, thân nhân người lao động hoặc từ người sử dụng lao động; chuyển ngay hồ sơ cho Tổ Thực hiện chính sách BHXH; thời hạn thực hiện tối đa là 01 ngày;
1.1.3. Tiếp nhận từ Tổ Thực hiện chính sách BHXH Danh sách theo mẫu số C70a-HD, Danh sách theo mẫu C70b-HD cùng toàn bộ hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ của đơn vị; hồ sơ của người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi; Danh sách theo mẫu 01B-HSB và sao lại sổ BHXH của người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi;
1.1.4. Trả 01 bản Danh sách theo mẫu C70b-HD cho người sử dụng lao động kèm theo hồ sơ chưa được duyệt; trả sổ BHXH cho người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi;
1.1.5. Tổ chức lưu trữ Danh sách theo mẫu C70a-HD, Danh sách theo mẫu C70b-HD cùng toàn bộ hồ sơ đã được duyệt hưởng chế độ; Danh sách theo mẫu 01B-HSB, hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản của người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi (bao gồm cả bản sao lại sổ BHXH); quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ theo quy định.
1.1.6. Trong khi tiếp nhận hồ sơ nếu phát hiện hồ sơ giả, hồ sơ có dấu hiệu gian lận thì báo cáo Giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời.
1.2. Tổ Thực hiện chính sách BHXH
Tiếp nhận hồ sơ từ Tổ Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ để thực hiện:
1.2.1. Kiểm tra hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với từng người lao động theo Danh sách do người sử dụng lao động chuyển đến; xét duyệt, lập 03 bản Danh sách theo mẫu C70b-HD và thực hiện:
- Chuyển Tổ Kế toán - Chi trả và Giám định BHYT 01 bản Danh sách theo mẫu C70b-HD để thực hiện chi trả cho người lao động;
- Chuyển ngay cho đơn vị sử dụng lao động bản điện tử Danh sách C70b-HD;
- Chuyển Tổ Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ 01 bản Danh sách theo mẫu C70b-HD và hồ sơ chưa duyệt để trả đơn vị sử dụng lao động; 01 bản Danh sách theo mẫu C70a-HD và Danh sách theo mẫu C70b-HD cùng toàn bộ hồ sơ đã duyệt để lưu trữ theo quy định;
- Thời hạn giải quyết: tối đa 05 ngày.
1.2.2. Kiểm tra hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thai sản đối với người lao động đã thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con, nhận nuôi con nuôi theo quy định tại Khoản 9 Điều 9 và xác nhận trên sổ BHXH nội dung hưởng; xét duyệt và lập 02 danh sách giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi theo mẫu số 01B-HSB: chuyển Tổ Kế toán - Chi trả và Giám định BHYT 01 bản; chuyển Tổ Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ 01 bản cùng hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản của người lao động.
1.2.3. Thực hiện hậu kiểm việc lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động và người sử dụng lao động;
1.2.4. Chế độ báo cáo: Trước ngày 03 hàng tháng, lập 02 bản báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong tháng trước theo mẫu số 01A-HSB và mẫu số 01B-HSB để lưu 01 bản và 01 bản gửi BHXH tỉnh cùng toàn bộ cơ sở dữ liệu của số đối tượng đã giải quyết trong tháng trước.
1.2.5. Trong khi giải quyết nếu phát hiện hồ sơ giả, hồ sơ có dấu hiệu gian lận thì báo cáo Giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời.
1.3. Tổ Kế toán - Chi trả và Giám định BHYT
1.3.1.Tiếp nhận Danh sách theo mẫu số 70b-HD, tổ chức chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đến người lao động đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn quy định tối đa là 4 ngày kể từ ngày nhận Danh sách C70b-HD; tạo điều kiện thuận lợi nhất để người sử dụng lao động chủ động thực hiện trách nhiệm chi trả trợ cấp cho người lao động đầy đủ, thuận tiện đúng thời hạn quy định tại Khoản 5, Điều 12 văn bản này.
Tiếp nhận danh sách mẫu số 01B-HSB tổ chức chi trả trợ cấp đến người lao động trong thời hạn tối đa là 2 ngày kể từ ngày nhận được danh sách mẫu 01B-HSB.
1.3.2. Lưu giữ theo quy định danh sách theo mẫu C70b-HD, 01B-HSB.
1.4. Tổ Thu - Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra chủ trì phối hợp với Tổ Thực hiện chính sách BHXH, Tổ Kế toán - Chi trả và Giám định BHYT tiến hành hậu kiểm, rà soát, đối chiếu cơ sở dữ liệu đóng BHXH, cơ sở dữ liệu cấp, quản lý giấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và các giấy tờ khác tại các cơ sở y tế, việc lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, công tác chi trả và nhận tiền trợ cấp của người hưởng.
2. Trách nhiệm của BHXH tỉnh
2.1. Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả TTHC hướng dẫn người sử dụng lao động, người lao động, thân nhân người lao động lập hồ sơ theo quy định tại Mục 1, Chương II văn bản này.
2.2. Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, lưu trữ hồ sơ đã giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động. Cụ thể như sau:
Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả TTHC thực hiện như quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều này; Phòng Chế độ BHXH thực hiện như quy định tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều này; Phòng Kế hoạch - Tài chính thực hiện như quy định tại Điểm 1.3 Khoản 1 Điều này.
2.3. Phòng Chế độ BHXH kiểm tra, rà soát việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với BHXH huyện và việc lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của người lao động, người sử dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý; Phòng Kiểm tra chủ trì, phối hợp với Phòng Chế độ BHXH, Phòng Thu, Phòng Kế hoạch - Tài chính và Phòng Giám định BHYT thực hiện hậu kiểm, rà soát, đối chiếu cơ sở dữ liệu đóng BHXH, cơ sở dữ liệu cấp, quản lý giấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và các giấy tờ khác tại các cơ sở y tế, việc lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, công tác chi trả và việc nhận tiền trợ cấp của người hưởng.
2.4. Chế độ báo cáo: Trước ngày 05 hàng tháng, Phòng Chế độ BHXH tiếp nhận cơ sở dữ liệu giải quyết chế độ ốm đau, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ BHXH huyện và cập nhật vào cơ sở dữ liệu tại BHXH tỉnh trong tháng trước, tổng hợp để chuyển Phòng Công nghệ thông tin chuyển về Trung tâm Công nghệ thông tin BHXH Việt Nam; Phòng Chế độ BHXH tiếp nhận báo cáo theo mẫu số 01A-HSB và 01B-HSB từ BHXH huyện và của Phòng để lập báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong tháng trước theo mẫu 02-HSB kèm theo bản điện tử chuyển về Ban Thực hiện chính sách BHXH.
|