Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
Việc thực hiện khấu chiết thanh toán bao nhiêu phần trăm, hay điều kiện thanh toán như thế nào thì được hưởng chiết khấu là do bên bán quyết định (thể hiện tại quy chế bán hàng, HĐKT)
VD: Mua 100tr tiền hàng thanh toán trong vòng 10 ngày được chiết khấu 1%
Công ty mua thanh toán trong vòng 10 ngày được hưởng CKTT = 100tr x 1% = 1tr
=> Số tiền còn phải trả = 100tr – 1tr = 99tr
1. Chừng từ CK – theo hình thức CK
Chiết khấu thanh toán sẽ không được thể hiện trên hóa đơn. Khi thực hiện CKTT bên bán sẽ không xuất hóa đơn cho khoản tiền này mà sử dụng chứng từ như sau:
-
TH1: Lập chứng từ thu – chi:
Sau khi bên bán nhận đủ 100tr thì:
+ Bên bán: lập phiếu chi/ UNC: 1tr
+ Bên mua: lập phiếu thu/ BC: 1tr
Bên mua trả luôn cho bên bán 99tr
Với TH2 này sẽ không nhìn thấy PT – PC, mà 2 bên cần có HĐKT (thể hiện sẽ CK luôn khi thanh toán), BB đối chiếu công nợ (xác minh về việc bù trừ vào công nợ khi thanh toán)
2. Hạch toán chiết khấu thanh toán:
Khi thực hiện chiết khấu thanh toán, 2 bên thực hiện hạch toán như sau:
Bên bán
(Trả chiết khấu thanh toán) |
Bên mua
(được hưởng chiết khấu thanh toán) |
Nợ TK 635
Có: 111,112, 131
|
Nợ TK 111,112 ,331
Có TK 515
|