Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học làm kế toán thuế
Học làm kế toán trên phần mềm
Học làm kế toán trên Excel
Bảo Hiểm: XH - YT - TN
Kế Toán Thiên Ưng
Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) mới nhất năm 2021 và 2022

Tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) và kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn theo Luật bảo hiểm và công đoàn mới nhất năm 2021 và năm 2022 đối với người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

I. Tỷ lệ trích bảo hiểm, công đoàn đối với người lao động Việt Nam
Năm 2021, chúng ta phải gánh chịu những tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid nên chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như:
- Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Theo đó: từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/6/2022, thay vì phải đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ TNLĐ, BNN, thì doanh nghiệp dùng số tiền đó để chăm lo người lao động trong phòng chống dịch. 
Đây là chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ TNLĐ, BNN bằng 0% đến 30/6/2022
""Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước). Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống đại dịch COVID-19""
- Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/09/2021: Giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19:
a) Đối tượng áp dụng
Người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021.
b) Mức giảm đóng
Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
c) Thời gian thực hiện giảm mức đóng
12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.
Nên
1. Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm theo từng giai đoạn, từng thời điểm như sau::
1.1. Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm trước ngày 01/07/2021:
Tỷ lệ trích BHXH BHYT BHTN
(Thực hiện theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH)
1.2. Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm từ ngày 01/07/2021 đến ngày 30/9/2021:
Tỷ lệ trích bảo hiểm năm 2021
Bảng tỷ lệ trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN nêu trên được căn cứ vào:
- Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH được Sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 505/QĐ-BHXH
- Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021: Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022
1.3. Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/06/2022:
Tỷ lệ trích BHXH BHYT BHTN năm 2021 năm 2022
Bảng tỷ lệ trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN nêu trên được căn cứ vào:
- Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH được Sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 505/QĐ-BHXH
- Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021: Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022
Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/09/2021: Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022
1.4. Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm từ ngày 01/07/2022 đến ngày 30/09/2022:
Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm bắt buộc năm 2022

Bảng tỷ lệ trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN nêu trên được căn cứ vào:
- Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH được Sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 505/QĐ-BHXH
Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/09/2021: Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022
2. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn:
Khoản Doanh nghiệp đóng Người lao động
Kinh phí Công Đoàn 2% Không phải đóng
Đoàn Phí Công Đoàn Không phải đóng 1% nếu tham gia tổ chức công đoàn
Lưu ý:
- Số tiền phải đóng = Tỷ lệ đóng X Mức lương tham gia BHXH.
- Đối với khoản đoàn phí công đoàn:
+ Nếu người lao động tham gia tổ chức công đoàn: thì phải đóng đoàn phí
+ Nếu người lao động không tha tổ chức công đoàn: thì không phải đóng đoàn phí.
4. Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 2021.
Theo Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/7/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì:
Tiền lương đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
* Đối với mức lương:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
- Phải đảm bảo:
+ Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2021
Chi tiết về mức lương tối thiểu của từng vùng các bạn xem tại đây:
+ Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
+ Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
- Cụ thể:
Mức lương thấp nhất để tham gia BHXH năm 2020
* Đối với phụ cấp lương:
- Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
- Các khoản phụ cấp phải cộng vào tiền lương để tham gia BHXH bắt buộc là: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
* Đối với các khoản bổ sung khác:
Các khoản bổ sung khác phải cộng vào để tham gia bảo hiểm là các khoản theo thỏa thuận của hai bên: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
* Các khoản không phải cộng vào tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:
+/ Thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến;
+/ Tiền ăn giữa ca;
+/ Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
+/ Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+/ Và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH (Đó là: Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.)
Xem chi tiết các khoản phụ cấp khác không phải đóng BHXH bắt buộc tại đây:
Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH năm 2021

5. Hướng dẫn cách thực hiện trích nộp các khoản bảo hiểm theo tiền lương và tỷ lệ trích nộp năm 2021:

Cách trích bảo hiểm theo lương theo tỷ lệ đóng BHXH BHYT BHTN
 

II. Tỷ lệ trích bảo hiểm đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

Thời gian
thực hiện
Doanh nghiệp đóng Người lao động đóng Tổng Cộng
BHXH BHYT BHTN BHXH BHYT BHTN
Từ 01/12/2018 đến ngày 30/06/2021 3,5% 3% 0 0 1,5% 0 8%
Từ 01/07/2021 đến ngày 31/12/2021 3% 3% 0 0 1,5% 0 7,5%
Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/06/2022 17% 3% 0 8% 1,5% 0 29,5%
* Căn cứ vào:
- Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc cho NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Tỷ lệ trích nộp theo các thời hạn nêu trên được thực hiện theo các hướng dẫn:
+ Công văn 5251/BHXH-QLT ngày 03/12/2018 của BHXH TP.Hà Nội ban hành: Hướng dẫn tạm thời tham gia BHXH bắt buộc theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Công văn 2446/BHXH-QLT Ngày 29/11/2018 của BHXH TP.HCM về việc hướng dẫn tạm thời tham gia BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài.
+ Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/7/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
III. Nộp tiền bảo hiểm sau khi trích:
Hàng tháng khi thực hiện làm bảng tính lương kế toán sẽ thực hiện trích nộp các khoản bảo hiểm theo lương đóng bảo hiểm nêu trên để trừ vào lương của người lao động.
Số tiền đã trừ vào lương và phần tiền theo tỷ lệ trích mà doanh nghiệp phải chịu sẽ được nộp về cơ quan bảo hiểm.
Chi tiết các bạn xem tại đây: Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội
 
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG XIN CHÚC CÁC BẠN LÀM TỐT
Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 121 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm 20% học phí khóa học kế toán
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Những điểm mới về bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng từ 2015
Từ ngày 01/01/2015, chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ thực hiện theo quy định của Luật Việc làm 2013, thay...
Những điểm mới về BẢO HIỂM Y TẾ năm 2015
Tổng hợp những điểm mới đáng chú ý trong Luật bảo hiểm y tế năm 2015
Mẫu Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo Mẫu số 03 Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện, ban hành Thông tư 28/2015/TT-BL...
Quy định về bảo hiểm y tế năm 2016
Các quy định hướng dẫn mới nhất về bảo hiểm y tế năm 2016: đối tượng tham gia bắt buộc, mức tiền lương, mức hư...
Mức đóng đoàn phí công đoàn 2016
Quy định về mức đóng đoàn phí công đoàn của đoàn viên năm 2016 theo hướng dẫn số 258/HD-TLĐ để hướng dẫn một s...
Điều kiện hưởng chế độ hưu trí mới nhất
Điều kiện được hưởng chế độ hưu trí mới nhất theo luật BHXH mới 2016 theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫ...
Hotline : Tư Vấn Khóa Học: 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về Thiên Ưng

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515
Email: ketoanthienung@gmail.com





 
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
 DMCA.com Protection Status
 
Giảm 20% học phí khóa học kế toán
Giảm 20% học phí khóa học kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng - tiêu chuẩn chất lượng iso
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại