Cụ thể, thông tư này hướng dẫn thực hiện về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm, tuyển lao động, báo cáo sử dụng lao động, lập và quản lý sổ quản lý lao động. Theo đó, chúng tôi xin tổng hợp một số điểm đáng chú ý sau:
Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động. Doanh nghiệp có thể lựa chọn việc thông báo công khai tuyển dụng thông qua một trong các hình thức sau:
-
Niêm yết tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện nơi tuyển lao động;
-
Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Người lao động đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/Tt-BLĐTBXH. Người lao động có nhu cầu trả lại hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động phải thực hiện yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thông báo kết quả tuyển lao động.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Việc khai trình được thực hiện theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/Tt-BLĐTBXH.
Người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP trước ngày 25 tháng 5 và ngày 25 tháng 11 hằng năm theo mẫu số 07ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/Tt-BLĐTBXH..
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản về người lao động sau đây:
+ Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu);
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
+ Bậc trình độ kỹ năng nghề;
+ Vị trí việc làm;
+ Loại hợp đồng lao động;
+ Thời điểm bắt đầu làm việc;
+ Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
+ Tiền lương;
+ Nâng bậc, nâng lương;
+ Số ngày nghỉ trong năm, lý do;
+ Số giờ làm thêm (vào ngày thường; nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết);
+ Hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;
+ Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2014.
CỤ THỂ TOÀN VĂN BẢN VÀ CÁC MẪU BIỂU CỦA THÔNG TƯ 23 CÁC BẠN TẢI VỀ:
Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH