Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học làm kế toán thuế
Học làm kế toán trên phần mềm
Học làm kế toán trên Excel
Kế Toán Giá Thành
Kế Toán Thiên Ưng
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Cách tập hợp chi phí sản xuất

1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
    Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi (giới hạn) để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh (phân xưởng, tổ đội,…).
    Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào quy trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm.
- Căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

2. Phương pháp tập hợp chi phí.

2.1. Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:
a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
   Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất.
   Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nhất là trong các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản.
   Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào đối tượng tính giá thành theo hai phương pháp: Phương pháp ghi trực tiếp; phương pháp ghi gián tiếp.
- Phương pháp ghi trực tiếp:
+ Điều kiện áp dụng: Trong trường hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh chỉ liên quan duy nhất đến một đối tượng tập hợp chi phí.
+ Nội dung: Căn cứ vào chi phí sản xuất thực tế phát sinh kết chuyển toàn bộ cho đối tượng chịu chi phí sản xuất.
- Phương pháp ghi gián tiếp:
+ Điều kiện áp dụng: Trong trường hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh liên quan ít nhất hai đối tượng chịu chi phí.
+ Nội dung: Xác định tổng chi phí sản xuất cần phân bổ; lựa chọn tiêu thức phân bổ; xác định chi phí sản xuất phana bổ cho từng đối tượng.
Công thức:
                    Ci   =    C  x  Ti
                                 T
 
Trong đó: C: Tổng chi phí nguyên vật liệu.
                 T: Tổng tiêu thức phân bổ.
                 Ti: Số đơn vị tiêu thức phân bổ cho đối tượng i.
                 Ci: Chi phí nguyên liệu phân bổ cho đối tượng i.
 
* Chứng từ sử dụng:
- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, vật tư, công cụ, dụng cụ.
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ.
- Các tờ kê chi tiết ở các bộ phận khác chuyển đến.
* Tài khoản sử dụng:
      Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
  Nôi dung: phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
  Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: Phản ánh chi phí thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Bên Có:
- Phản ánh giá trị nguyên vật liệu dùng không hết nhập kho.
- Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có).
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154).
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường.
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư, nó được mở cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
* Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu:
- Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho snar xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, kế toán định khoản:
    Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
        Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.
- Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, không qua kho, kế toán căn cứ các chứng từ liên quan (chứng từ thanh toán, hóa đơn của người bán, bảng kê thanh toán tạm ứng,…), định khoản:
    Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
    Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
        Có TK 111, 112, 141, 331,…(Tổng thanh toán)
  Trường hợp không có hóa đơn thuế GTGT, hoặc thuế GTGT không được khấu trừ, hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, số tiền tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT), kế toán định khoản:
    Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
        Có TK 111, 112, 141, 331,…(Tổng giá thanh toán)
- Trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết, không nhập lại kho:
+ Căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán: (ghi số âm)
    Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
        Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.
+ Sang đầu kỳ sau kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán thường:
    Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
        Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.
- Trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho, kế toán căn cứ phiếu nhập kho ghi:
    Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.
        Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Cuối kỳ căn cứ tài liệu tính toán xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho các đối tượng, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng, ghi:
    Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
    Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường).
         Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
b. Kế toán chi phí nhân công:
   Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền công nhân sản xuất trực tiếp hoặc trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ, gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
* Tài khoản sử dụng:
      Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Nội dung: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp và phân bổ trong kỳ.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí.
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường.
Tài khoản 622 cuối kỳ không cá số dư, và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
* Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu:
- Căn cư bảng phân bổ tiền lương trong kỳ, kế toán phản ánh tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ, ghi:
    Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
        Có TK 334- Phải trả người lao động.
- Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, căn cứ kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi:
    Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
        Có TK 335- Chi phí phải trả.
- Căn cứ bảng phân bổ tiền lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,…, kế toán ghi:
    Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
        Có TK 338- Phải trả phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389)
- Cuối kỳ, tính toán kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi:
    Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
    Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường)
         Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
c. Kế toán chi phí sản xuất chung:    
    Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí liên quan đến quá trình sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí liên quan phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bao gồm: chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương.
- Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như: vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý, sử dụng, vật liệu dùng cho nhu cầu văn phòng của phân xưởng,…
- Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất như khuôn mẫu đúc, dụng cụ cầm tay,…
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm khấu hao của tấ cả TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất như khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải,…
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho các hoạt động của phân xưởng như chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí điện nước, điện thoại,…
- Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh chi phí bằng tiền ngoài những khoản chi phí kể như trên: chi phí tiếp khách, hội nghị,…
    Chi phí sản  xuất chung thường được tập hợp sau đó phân bổ cho các đối tượng theo những tiêu thức thích hợp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, số giờ công lao động trực tiếp,…
* Tài khoản sử dụng:
    Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”
Nội dung: Phản ánh những chi phí quản lý phục vụ cho quá trình sản xuất trong phạm vi phân xưởng hoặc tổ, đội sản xuất.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Ghi các khoản giảm chi phí sản xuất chung (nếu có).
- Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
TK 627 không có số dư cuối kỳ, chi tiết có 6 tài khoản cấp 2:
   TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng,
   TK 6272: Chi phí vật liệu,
   TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất,
   TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ,
   TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài,
   TK 6278: Các chi phí khác bằng tiền.
* Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu:
- Tập hợp chi phí nhân viên: Căn cứ bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán ghi:
     Nợ TK 627(1)- Chi phí sản xuất chung
          Có TK 334- Phải trả người lao động
          Có TK 338- Phải trả phải nộp khác.
- Tập hợp chi phí vật liệu: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu và các chứng từ có liên quan khác (nếu có), kế toán ghi:
      Nợ TK 627(2)- Chi phí sản xuất chung
           Có TK 152- Nguyên vật liệu
- Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất: Căn cứ bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ và các chứng từ có liên quan khác (nếu có), kế toán ghi:
      Nợ TK 627(3)- Chi phí sản xuất chung
          Có TK 153- Công cụ, dụng cụ
          Có TK 142, 242- Chi phí trích trước.
- Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ: Căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán ghi:
      Nợ TK 627(4)- Chi phí sản xuất chung
           Có TK 214- Hao mòn tài sản cố định.
 
 
- Tập hợp chi phí dịch vụ  mua ngoài: Căn cứ vào các chứng từ gốc và tài liệu liên quan, kế toán ghi:
    Nợ TK 627(7)- Chi phí sản xuất chung
         Có TK 111, 112, 141, 331…
- Tập hợp chi phí khác bằng tiền: Căn  cứ vào các chứng từ gốc (phiếu chi tiền mặt, giấy báo của ngân hàng…) và các tài liệu liên quan, kế toán ghi:
    Nợ TK 627(87)- Chi phí sản xuất chung
         Có TK 111, 112, 141
- Cuối kỳ sau khi chi phí sản xuất chung đã tập hợp theo từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất, chi tiết theo điều khoản chi phí và theo chi phí cố định, chi phí biến đổi, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ vào chi phí chế biến cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất.
* Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất, kế toán có thể lựa chọn các tiêu chuẩn sau:
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Dự toán hoặc định mức chi phí sản xuất chung.
- Tổng chi phí sản xuất cơ bản (bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp).
   Căn cứ vào kết quả tính toán phân bổ, kế toán kết chuyển phần chi phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí chế  biến sản phẩm bằng bút toán:
    Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
         Có TK 627- Chi phí sản xuất chung
   Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:
     Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
          Có TK 627- Chi phí sản xuất chung
d. Kế toán giá thành sản phẩm hoàn thành.
* Tài khoản sử dụng:
TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
 Nội dung: Dùng để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp để tính giá thành sản phẩm hoàn thành, lao vụ, dịch vụ, và được chi tiết chi từng đối tượng chịu chi phí.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
- Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
- Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến và các chi phí thuê ngoài chế biến.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí.
- Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành thực tế của vật liệu thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành.
Số dư bên Nợ:
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Chi phí thuê ngoài gia công chế biến chưa hoàn thành.
  Để tính giá thành sản phẩm, áp dụng theo công thức:
 
Giá thành sản phẩm = Chi phí dở dang ĐK  + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang CK
 
* Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
      Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
           Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 
 
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
      Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
           Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung:
      Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
           Có TK 627- Chi phí sản xuất chung
- Ghi nhận giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất hoàn thành, căn cứ vào tài liệu tính giá thành và các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
      Nợ TK 155, 157, 632
           Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Ghi nhận giá trị, chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành, giá trị phế liệu, căn cứ  tài liệu tính giá thành và các tìa liệu liên quan, kế toán ghi:
      Nợ TK 138, 152, 334, 811…
           Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
2.2. Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
   Tương tự như ở phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất vẫn được tập hợp trên các tài khoản:
  TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
  TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp,
  TK 627: Chi phí sản xuất chung,
  TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành được thực hiện trên tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”.
* TK 631 “Giá thành sản xuất”
Nội dung: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Kết cầu tài khoản:
Bên Nợ:
- Chi phí dở dang đầu kỳ (kết chuyển từ TK 154).
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản giảm chi phí (phế liệu thu hồi, hỏng…).
- Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
- Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ.
TK 631 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:
- Đầu kỳ kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, kế toán ghi:
     Nợ TK 631- Giá thành sản xuất
          Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi:
     Nợ TK 631- Giá thành sản xuất
     Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên mức bình thường)
          Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi:
     Nợ TK 631- Giá thành sản xuất
     Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên mức bình thường)
          Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:
     Nợ TK 631- Giá thành sản xuất
     Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (nếu có)
          Có TK 627- Chi phí sản xuất chung.
 
- Ghi nhận giá trị, chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành, giá trị phế liệu, căn cứ tài liệu tính giá thành và các chứng từ liên quan, kế toán ghi
     Nợ TK 138, 611, 811…
          Có TK 631- Giá thành sản xuất
- Cuối kỳ kết chuyển sản phẩm sản xuất dở dang cuối kỳ kế toán ghi:
     Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
          Có TK 631- Giá thành sản xuất
- Ghi nhận giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất hoàn thànhh, căn cứ tài liệu tính giá thành và các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
     Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
         Có TK 631- Giá thành sản xuất

Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 103 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cách tính giá thành theo phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ
Hướng dẫn Cách tính giá thành theo phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức
Hướng dẫn cách tính giá thành theo phương pháp định mức.
Cách tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng
Hướng dẫn cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp đơn đặt hàng.
Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
Hướng dẫn cách tính giá thành sản phẩm sản xuất theo phương pháp hệ số.
Kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Hướng dẫn cách đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phương pháp để tính ra giá trị sản phẩm dở dang.
Hotline : Tư Vấn Khóa Học: 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về Thiên Ưng

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515
Email: ketoanthienung@gmail.com





 
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
 DMCA.com Protection Status
 
Giảm 30% Khóa Học Thực Hành Kế Toán
Giảm 30% Khóa Học Thực Hành Kế Toán
Công ty kế toán Thiên Ưng - tiêu chuẩn chất lượng iso
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại