Bài học cho sinh viên mới ra trường
Các bạn sinh viên mới ra trường thân mến!
Liệu các bạn có biết rằng rất nhiều bạn sinh viên khi tốt nghiệp ra trường thường thất vọng về môi trường làm việc. Phải một thời gian rất dài họ mới nhận ra chuyện đó là bình thường, và ước gì họ được học những bài học sau tại trường đại học. Vậy đây là những bài học xương máu cho những sinh viên mới ra trường:
Bạn có xu hướng nghĩ mình giỏi hơn những gì mình có nhưng lại định giá mình thấp hơn vậy
Sinh viên thường ảo tưởng với bằng cấp của trường đại học và họ luôn tự hào với chuyện đó. Nhưng họ hầu như không biết định giá bản thân mình. Họ viết “đơn xin việc” và đi “cầu xin” nhà tuyển dụng thuê họ. Họ có xu hướng đồng ý ngay lập tức khi nhà tuyển dụng đưa ra đề xuất về công việc. Trong đầu họ luôn nghĩ là mình cần nhà tuyển dụng chứ ít khi họ suy nghĩ ngược lại là họ có quyền từ chối không làm việc cho nhà tuyển dụng
Một ông chủ tồi có thể làm hỏng một công việc lớn
Bạn rất đam mê với công việc và yêu quý các đồng nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải một ông chủ tồi, những điều đó có thể không còn quan trọng nữa. Một nhà quản lý đáng sợ có thể khiến công việc hàng ngày của bạn trở thành cơn ác mộng. Vì vậy, trước khi chấp nhận một công việc hãy tìm hiểu về người quản lý của mình. Đừng vì quá hứng thú với công việc mà bỏ qua những dấu hiệu nguy hại từ vị sếp tương lai
Thực tế hoàn toàn khác xa những gì được học
Hoặc ít nhất không có công việc nào hoàn toàn như mơ ước của bạn nếu nhìn từ bên ngoài. Môi trường làm việc không màu hồng như bạn nghĩ. Bạn thường hay mơ thấy sếp của bạn, hay mơ thấy công việc của mình. Mọi thứ trong công việc không như bạn học ở trường. Mọi thứ rối tung và thiếu chuyên nghiệp. Cách duy nhất là học cách thích nghi với mọi thứ.
Bằng cấp chỉ là một tờ giấy và điểm số cũng vậy
Nhiều sinh viên nghĩ rằng điểm số sẽ giúp họ “tỏa sáng”. Và có bằng cấp thì mới có công việc. Hiện nay, bằng cấp không còn là yếu tố hàng đầu được các nhà tuyển dụng quan tâm. Rất nhiều sinh viên mới tốt nghiệp tỏ ra ngạc nhiên và thất vọng khi khám phá ra rằng, ngay cả khi sở hữu nhiều bằng cấp, họ vẫn gặp khó khăn khi tìm công việc mà họ muốn, thậm chí là bất kỳ công việc nào đối với nhiều trường hợp. Nhà tuyển dụng chỉ cần bạn có năng lực thật sự và làm được việc.
Chuyện học là quan trọng
Khi ở trường đại học thì họ chán ngán, muốn biến khỏi đây càng nhanh càng tốt. Nhưng khi đi làm họ lại ước gì mình quay trở lại trường để học nhiều hơn. Hay họ hay “ước gì ngày xưa mình chăm học” thì bây giờ mình khác rồi
Làm trái ngành là chuyện rất bình thường
Nhiều sinh viên cứ nghĩ mình học sư phạm thì ra làm thầy giáo, học kỹ sư thì ra làm kỹ thuật. Hầu hết hiện nay người ta có thề làm trái ngành và đó là chuyện hất sức bình thường. Một sinh viên học triết học cũng có thể ra làm nhân viên bán hàng. Hay một sinh viên sư phạm cũng có thể làm một thợ chụp ảnh.
Mức lương không phải là thước đo sự thành đạt
Nhiều sinh viên nghĩ rằng trong công việc thì mức lương đo lường sự thành đạt. Tuy nhiên họ không biết rằng điều quan trọng nhất của một người đi làm là làm được công việc họ yêu thích và đam mê. Cũng có thể một người đi làm lương tháng chỉ 5 triệu nhưng họ thấy hạnh phúc và sống khỏe. Nhưng có những người mức lương gấp hai lần nhưng luôn stress trong công việc, và tháng nào cũng thiếu tiền. Làm nhiều thì phải chi phí nhiều để tái tạo sức lao động. Và họ cũng chỉ là những người đi làm thuê nên chưa biết ai hơn ai.
Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 46 số bình chọn